Artemis: chương trình không gian hậu Apollo gặp nhiều khó khăn khi chinh phục mặt trăng

28/09/2024 23:00
Artemis: chương trình không gian hậu Apollo gặp nhiều khó khăn khi chinh phục mặt trăng


Năm 1969, cả thế giới choáng ngợp khi con tàu Apollo 11 thành công đưa phi hành gia Neil Armstrong và Edwin “Buzz” Aldrin hạ cánh lên Biển Tĩnh Lặng trên Mặt Trăng, trong khi Michael Collins ở lại quỹ đạo. Hơn 50 năm sau sự kiện vĩ đại đó, Mỹ tái khởi động tham vọng đưa con người lên Mặt Trăng với chương trình Artemis. Nhưng tại sao Artemis khó có thể tái lập thành tựu như Apollo?


Sứ mạng Apollo: chuyến hành trình vĩ đại


Chương trình Apollo là một loạt các sứ mệnh không gian được thực hiện bởi NASA từ năm 1961 đến 1972, với mục tiêu đưa con người lên Mặt Trăng và đưa họ trở về Trái Đất an toàn. Khởi đầu trong bối cảnh cuộc chạy đua không gian giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đặt ra mục tiêu này trước khi kết thúc thập kỷ.





NTD

1.37M subscribers

Neil Armstrong - First Moon Landing 1969



Watch later


Share




Apollo program • The Apollo program, also known as Project Apollo, was the United States human spaceflight program carried out by the National Aeronautics and Space Administration, which succeeded in preparing and landing the first men on the Moon from 1968 to 1972.



Watch on

<div class="player-unavailable"><h1 class="message">An error occurred.</h1><div class="submessage"><a href="https://www.youtube.com/watch?v=cwZb2mqId0A" target="_blank">Try watching this video on www.youtube.com</a>, or enable JavaScript if it is disabled in your browser.</div></div>


Neil Amstrong đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969


Sau hàng loạt sứ mạng, Apollo 17 là nhiệm vụ cuối cùng đưa các phi hành gia lên mặt trăng. Đó là lần cuối cùng mà chúng ta được thấy loài người đặt chân lên một hành tinh khác. Các đời tổng thống sau này của Mỹ như George Bush, Obama hay Donald Trump đều có những chương trình tương tự nhưng đều không đưa được con người lên vệ tinh của Trái Đất một lần nữa.



Tái khởi động việc đưa con người lên mặt trăng với Artemis


Chương trình Artemis là sáng kiến mới của NASA nhằm tái hiện kỳ tích Mỹ từng đạt được hơn 50 năm trước. Ngoài việc đưa người lên mặt trăng, Artemis còn đặt mục tiêu thiết lập sự hiện diện bền vững của loài người trên mặt trăng vào cuối thập kỷ này, chuẩn bị nền tảng cho mục tiêu dài hạn là khám phá sao Hỏa. Điều này bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng như các trạm không gian như Lunar Gateway: trạm nghiên cứu đa năng, trạm trung chuyển để tàu vũ trụ hạ cánh xuống mặt trăng. Được đặt theo tên nữ thần Artemis - chị em sinh đôi của Apollo trong thần thoại Hy Lạp, chương trình này hướng đến việc phát triển hơn nữa các thành tựu của các sứ mệnh Apollo với một cách tiếp cận đa dạng và công nghệ tiên tiến hơn.






Digital Astronaut

2.92K subscribers

Artemis-1 Launch Cinematic 4K (FULL VOLUME) No Music (NASA's SLS Rocket)



Watch later


Share





Watch on

<div class="player-unavailable"><h1 class="message">An error occurred.</h1><div class="submessage"><a href="https://www.youtube.com/watch?v=zctTKdQcmVA" target="_blank">Try watching this video on www.youtube.com</a>, or enable JavaScript if it is disabled in your browser.</div></div>


Quá trình phóng Artemis 1


Artemis I là sứ mệnh thử nghiệm không người lái đầu tiên của Space Launch System (SLS) và tàu vũ trụ Orion, đã bay quanh Mặt Trăng và quay lại Trái Đất thành công. Sau đó, Artemis II dự kiến đưa phi hành gia bay quanh Mặt Trăng trong 10 ngày mà không hạ cánh để thử nghiệm các hệ thống hỗ trợ sự sống của tàu Orion và toàn bộ toàn bộ hoạt động trong môi trường không gian. Tiếp đó, Artemis III sẽ đưa phi hành đoàn đổ bộ Mặt Trăng vào năm 2025, sau hơn 50 năm kể từ Apollo. Tuy nhiên, Artemis II đang bị trì hoãn đến 2025 và có thể lâu hơn.


Mỹ đã từng có kinh nghiệm bay lên mặt trăng vào những năm 1960 -1970 và có hàng thập kỉ để cải tiến, thử nghiệm. Tuy nhiên, các sứ mạng mới này liên tục gặp thử thách và khó khăn hơn trước. Vậy tại sao Mỹ hay NASA lại gặp những khó khăn này?


Khó khăn cản trợ việc Artemis lên tới mặt trăng


Thách Thức Kỹ Thuật Của Artemis II


Sứ mạng Artemis I thành công những cũng cho NASA thấy rất nhiều vấn đề kĩ thuật cần được giải quyết nếu muốn đưa các phi hành gia lên Artemis II. Tấm chắn nhiệt của tàu vũ trụ Orion - bộ phận quan trọng giúp bảo vệ con tàu khỏi nhiệt độ cực cao sinh ra khi quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất. Tuy nhiên, tấm chắn nhiệt đã dễ hỏng hóc hơn so với dự đoán của các kĩ sư và họ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cốt lõi.




Tàu Orion của sứ mạng Artemis II

QUẢNG CÁO




Ngoài ra, trong sứ mệnh này, các bu-lông đã gặp phải hiện tượng “nóng chảy và xói mòn” tức là chúng đã tiếp xúc với nhiệt độ và sự mài mòn theo cách không nằm trong dự đoán của đội ngũ thiết kế. Loại hư hỏng này cho thấy tàu vũ trụ đã chịu các điều kiện khắc nghiệt hơn dự đoán ban đầu. 


Một vấn đề khác là hệ thống điện gặp phải những bất thường có thể khiến các phi hành đoàn không có đủ năng lượng và hệ thống dự phòng. Ngoài ra, nó có thể gây ra hỏng hóc trong hệ thống đẩy, cần thiết cho việc di chuyển và điều khiển tàu, và hệ thống điều áp, vốn quan trọng để duy trì môi trường sống bên trong tàu vũ trụ.


Và rất nhiều vấn đề khác cần phải giải quyết như phần cứng, việc giao tiếp. Và việc phóng lần đầu tiên cũng gây ra hư hại nhất định khiến việc sửa chữa tốn thời gian và kinh phí.


Thách thức trong việc tích hợp công nghệ cũ và mới



Sứ mạng Artemis được NASA đầu tư và lên kế hoạch tích hợp nhiều công nghệ mới cùng với các đối tác quen thuộc. Dù đã có kinh nghiệm từ thời Apollo, Boeing lại đang đối mặt với những quan ngại gây tranh cãi về chất lượng cũng như việc để xảy ra sự cố hai phi hành gia mắc kẹt trên ISS.


Ngoài ra, một trong những ràng buộc mà Artemis và NASA phải chấp nhận là sử dụng các công nghệ cũ đã từng được dùng cho các dự án trước đây. Ví dụ như tàu không gian SLS ban đầu được thiết kế cho chương trình Constellation dưới thời tổng thống Bush để hỗ trợ việc xây dựng trạm không gian ISS và đưa con người lên mặt trăng. Tuy nhiên, Quốc hội đã yêu cầu công nghệ này được tái sử dụng cho các chương trình không gian khác. Sau đó, dự án Constellation bị hủy bởi Obama và tái khởi động dưới tên Artemis thời Trump. Công nghệ của dự án này về bản chất là công nghệ cũ và việc mang công nghệ này lên dự án Artemis gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều. Nó giống như việc bạn xây một ngôi nhà mới, mà mang một số cấu trúc cũ bỏ vào thì việc tìm cách để tích hợp nó là một việc rất phức tạp.



Tình hình địa chính trị khác biệt


Tình hình địa chính trị hiện tại tuy vẫn là hai thái cực Mỹ, đồng minh với cực còn lại là Trung Quốc thay thế Nga. Tuy nhiên, Mỹ không còn dấn thân vào cuộc đua không gian như thế kỉ trước, vốn là cuộc đua sống còn để khẳng định vị thế mạnh mẽ hơn các quốc gia nghĩa cộng sản, đồng thời là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện được việc đưa người lên mặt trăng.




Apollo diễn ra vào thời điểm chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Soviet đóng vai trò định hình lịch sử thế giới 


Thời điểm đó, tác động của cuộc chiến tranh lạnh và sứ mạng này, nếu thành công, sẽ là một cú đánh lớn vào các quốc gia thân với Xô Viết và thu hút thêm các đồng minh mới đi theo Mỹ. Ngoài ra, nó cũng truyền đi thông điệp về sức mạnh công nghệ, khoa học, quân sự của Mỹ. Những điều đó là nguồn động lực thúc đẩy Mỹ đầu tư vào chương trình Apollo này trong khoảng thời gian ngắn nhằm đạt được thành tựu lớn.


Ngược lại, thế giới hiện tại có xu hướng đa cực hơn, với sự hợp tác toàn cầu hóa và các công ty tư nhân như SpaceX đóng vai trò nổi bật trong các hoạt động không gian. Mặc dù NASA và các cơ quan chính phủ khác vẫn hoạt động tích cực, nhưng mức độ tài trợ và sự cấp bách cho việc khám phá không gian đã giảm đáng kể. Ngày nay, các khoản đầu tư được phân bổ đa dạng hơn, tập trung vào những ưu tiên khác như biến đổi khí hậu, công nghệ và y tế, khiến việc khám phá không gian trở thành một phần nhỏ hơn trong tổng ngân sách của Hoa Kỳ.


Chi phí phình to - thời gian kéo dài cùng tầm quan trọng chính trị thay đổi


Hiện tại, các dự án khổng lồ trở nên khó khăn và tốn kém hơn nhiều. Một vài trường hợp nổi bật như khi phát triển vũ khí hạt nhân từ con số 0, các nhà khoa học chỉ cần 3 năm trong thập kỉ 40 với mức kinh phí khoảng 35 tỉ tính theo giá trị ngày nay. Trong khi đó, các dự án liên quan đến vũ khí hạt nhân hiện tại đòi hỏi 30 năm phát triển và tốn kém khoảng 1.5 ngàn tỉ. Hay cuối thế chiến thứ 2, việc lắp máy bay tốn khoảng 1 tháng trong khi các máy bay hiện tại tốn hơn cả thập kỷ. Hoặc hệ thống tàu điện ngầm của New York được xây trong 4 năm với 28 bến. Tuy hiên, dự án một đường tàu khác được hoàn thành năm 2017 với 3 bến lại tốn 17 năm.




So sánh chi phí giữa Artemis và Apollo. Nguồn: Scientific America 


Các dự án hàng không vũ trụ cũng không là ngoại lệ. Dự án Apollo đã ngốn của Mỹ gần 290 tỉ đô la nếu tính theo giá trị đồng bạc xanh tại thời điểm này. Artemis có thể sẽ còn tốn kém hơn rất rất nhiều khi hiện tại đã tốn 93 tỉ đô la. Vào thời của Apollo, NASA chiếm 4% ngân sách của Mỹ nhưng hiện tại con số này chỉ là 1% ngân sách với nhiều dự án tàu không gian, kính thiên văn và dự án nghiên cứu khác khiến việc phân bổ vốn đến Artemis gặp khó khăn.




Câu nói nổi tiếng của Kennedy về việc chinh phục mặt trăng 


Ngoài ra, vào những năm 1960, Tổng thống Kennedy tập hợp sự ủng hộ lớn cho Apollo, tuyên bố đầy quyết tâm đưa con người lên Mặt Trăng một cách nhanh chóng nhất. Anh em chắc vẫn còn nhớ câu nói nổi tiếng của ông, mình lược dịch ở đây: 


“Chúng ta chọn cách chinh phục Mặt Trăng trong thập kỷ này và làm những việc to lớn khác, không phải vì chúng dễ, mà vì đó là những việc khó khăn, bởi vì mục tiêu đó sẽ phân bổ và kiểm định năng lực và kỹ năng tốt nhất của nước Mỹ, bởi vì thách thức đó là điều mà nước Mỹ sẵn sàng chấp nhận, một điều chúng ta không muốn trì hoãn, và là điều mà chúng ta quyết tâm chiến thắng tới cùng.”


Và đó là cách ông dùng để thu hút sự hỗ trợ lớn lao dành cho Apollo. Tuy nhiên, sau Apollo, Mỹ trả qua nhiều đời tổng thống như Bush, Bill Clinton, Obama, Donald Trump và Biden. Mỗi đời tổng thống đều có hướng đi riêng về không gian, dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai việc chinh phục mặt trăng.


Thế giới ngày một phẳng cùng rủi ro của hợp tác quốc tế


Thế giới giờ đã trở nên phẳng hơn, các chương trình, sứ mạng không gian giờ không còn là trò chơi 1 quốc gia nữa mà là sự hợp tác của rất nhiều quốc gia. Ví dụ Artemis sẽ là kết quả của sự hợp tác giữa Nhật, Canada, Các vương quốc Arab, Cơ quan không gian Châu Âu.




Các sứ mạng không gian hiện tại phần lớn là sự hợp tác giữa các quốc gia thay vì là cuộc chơi đơn độc 


Bên cạnh việc chinh phục mặt trăng, Artemis cũng có những sứ mạng khoa học và việc hợp tác cũng là một cách thức hình thành nên tư duy phù hợp trên không gian. Ngoài ra, các thiết bị không gian đã trở thành một phần quan trọng của trái đất, cung cấp các dịch vụ cần thiết như GPS hay cũng mang lại những hiểm hoạ nhất định. Việc thuyết phục các quốc gia khác về giá trị và rủi ro này là một việc mang ý nghĩa lớn và bằng cách làm việc với họ, tạo nên một tư duy hợp tác là cách dễ nhất để đảm bảo sự an toàn ngoài không gian.


Nhưng rõ ràng, việc làm với nhiều bên sẽ có rủi ro tốn kém thời gian, tiền bạc hơn là làm một mình. Và việc hợp tác quốc tế này cũng là một trong những lý do khiến chi phí dễ dàng đội lên.


Sự thận trọng trong cách tiếp cận của NASA


Sau những sự cố bi thương như vụ nổ Columbia năm 2003, NASA đặt sự an toàn của phi hành gia lên hàng đầu. Điều này thể hiện rõ ở việc thiết kế Orion khi nhóm nghiên cứu phải tính toán hết các tình huống rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho các phi hành gia thông qua hàng ngàn thí nghiệm mô phỏng để đảm bảo sự an toàn. Hay họ cũng phải kiểm tra các tấm chắn nhiệt bằng tia X để đảm bảo tàu không gian không bị đốt cháy ngoài kia hay khi bay vào trong khi quyển.




Các thảm hoạ như vụ nổ tàu Columbia khiến NASA rất thận trọng trong các sứ mạng không gian 


Việc này cho phép các kĩ sư có kiến thức chi tiết hơn các kĩ sư thời Apollo nhưng cũng tốn kém thời gian và phát hiện nhiều vấn đề để xử lý hơn. Các công việc này đã phần nào được hỗ trợ bởi các siêu máy tính nhưng các kĩ sư vẫn phải đảm bảo mình kiểm tra và hiểu mọi thứ nhằm mang lại sự an toàn cao nhất cho các phi hành gia.


Phản ứng công chúng Mỹ về sứ mạng không gian


Ở những năm 1960 - 1970 việc chinh phục cuộc đua không gian mang lại cho các phi hành gia và NASA phần thưởng đáng giá hơn rất nhiều so với rủi ro mà họ phải đối mặt. Ở thời điểm hiện tại, động lực để thực hiện dự án không mạnh mẽ như trước nhưng rủi ro là rất nhiều nếu có sự cố xảy ra.


Và công chúng sẽ phản ứng rất dữ dội nếu có bất kì điều gì xảy ra với tính mạng của các nhà du hành vũ trụ, ví dụ như 3 nhà du hành vũ trụ qua đời khi Apollo 1 bốc cháy vào năm 1967. Chính vì thế, Artemis sẽ đối mặt với khủng hoảng cực kì lớn nếu có sự cố xảy ra, trong khi nó không có sự hỗ trợ chính trị quá lớn để bảo vệ dự án. Chính vì thế, các sứ mạng liên quan tới Artemis phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu.


Ngoài ra, một trong những nguyên nhân mà các dự án chính phủ kéo dài thời gian hơn vì việc phải khảo sát tác động môi trường và ý kiến người dân, vốn là một trong những yêu cầu quan trọng. Việc này nhằm đảm bảo tối thiểu hoá tác động tiêu cực lên xã hội, người dân nhưng để thích nghi với hoàn cảnh 9 người 10 ý là rất khó và dễ kéo dài thời gian.


Với Apollo, tổng thống Kennedy không hỏi mọi người nghĩ thế nào về việc lên mặt trăng, ông hành động. Và việc hành động, mà không cần phải tham khảo ý kiến quá nhiều người là yếu tố thúc đẩy dự án đạt được tiến độ cần thiết. Một thông tin dẫn chứng cho việc này là vào năm 1961, rất nhiều người phản đối dự án Apollo. Sau đó, vào năm 1965 và 1967, khoảng cách giữa người ủng hộ và phản đối tăng dần với số người chống đối hơn hẳn 20% ủng hộ. Nếu chỉ dựa vào phản hồi của người dân, có lẽ chúng ta sẽ không có dự án Apollo lịch sử


Kết luận

Sứ mạng Artemis sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng điều khó khăn nhất có lẽ là loài người đã từng quên rằng thời thế thay đổi. Đã hơn 50 năm từ khi loài người đặt chân lên mặt trăng lần cuối, và dừng lại. Dĩ nhiên, khi khởi động lại, NASA sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng khi đã chọn đi vào không gian xa xôi kia, thì việc chuẩn bị, hiểu rõ mọi thứ và đảm bảo nó an toàn nhất là điều cần làm. Khi đã chọn việc khó, tội “chó” gì phải vội vì đây không còn là một cuộc đua như cách đây 50 năm.


Tin xem thêm

Tiếp tục tăng giá, vàng miếng lên 89 triệu, vàng nhẫn vượt 87 triệu đồng/lượng

Chuyên mục UH Plus
22/10/2024 11:55

Giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước sáng nay 22/10 tiếp tục tăng, trong khi vàng miếng đạt 89 triệu đồng/lượng thì vàng nhẫn cũng lập kỷ lục mới 87,1 triệu đồng.

ĐBQH: Đẩy lùi tình trạng quảng cáo thuốc kém chất lượng bừa bãi, tràn lan trên mạng xã hội

Chuyên mục UH Plus
22/10/2024 11:53

Sáng 22/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số...

Sốc: Huyền thoại Totti tuyên bố trở lại thi đấu ở Serie A

Chuyên mục UH Plus
22/10/2024 11:53

Huyền thoại 48 tuổi người Ý Francesco Totti tuyên bố trở lại thi đấu ở Serie A nhưng loại trừ khả năng ký hợp đồng với một CLB.

Bão Trà Mi hình thành phía Đông Philippines, dự báo vào Biển Đông

Chuyên mục UH Plus
22/10/2024 11:52

Đêm qua, áp thấp nhiệt đới ở khu vực phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão Trà Mi (bão Trami). Hướng di chuyển của bão được dự báo đi vào Biển Đông.

Hơn 2.000 phụ nữ yếu thế được tầm soát bệnh ung thư

Chuyên mục UH Plus
21/10/2024 11:19

Hơn 2.000 phụ nữ yếu thế được tầm soát bệnh ung thư

Vàng miếng SJC vọt tăng lên 88 triệu đồng/lượng

Chuyên mục UH Plus
21/10/2024 11:14

Trong bối cảnh vàng thế giới liên tục phá kỷ lục, vàng miếng SJC trong nước ngày 21/10 cũng được điều chỉnh tăng theo để giữ chênh lệch giữa hai thị trường ở mức hợp lý.

Quan hệ Việt Nam - EU phát triển năng động, đạt nhiều kết quả tích cực

Chuyên mục UH Plus
21/10/2024 11:13

Tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Margaritis Schinas trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (21/10), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh...

Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024 với nhiều trải nghiệm di sản độc đáo

Chuyên mục UH Plus
21/10/2024 11:12

Hàng loạt hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch, triển lãm thời trang, tọa đàm chuyên ngành... sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 có chủ đề ...

Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới

Chuyên mục UH Plus
21/10/2024 11:11

Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiế...