Đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo: Phản hồi mới nhất từ Bộ GD-ĐT
11/10/2024 15:50
Bộ GD-ĐT cho hay những nội dung chưa được đánh giá tác động kỹ lưỡng hoặc vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao thì đưa ra khỏi dự thảo Luật
Ngày 11-10, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đã có những chia sẻ liên quan đến dự thảo LuậtNhà giáo.
Liên quan đến đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo, ông Vũ Minh Đức cho rằng việc quy định các chế độ, chính sách đối với thân nhân của cán bộ, công chức, viên chức thường được đề xuất quy định đối với một số ngành, lĩnh vực có tính chất đặc thù, ví dụ như chế độ bảo hiểm y tế, miễn giảm viện phí cho thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã được quy định tại Luật Công an nhân dân, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam).
Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy nhiều quốc gia ngoài các quy định về chính sách đối với nhà giáo còn quy định các chính sách ưu đãi cho thân nhân của nhà giáo.
Với quan điểm xây dựng Luật Nhà giáo nhằm kiến tạo các chính sách, trong đó sẽ một số chính sách đột phá, tạo điều kiện cho nhà giáo phát triển cũng như nâng cao vị thế nghề nghiệp của nhà giáo để thu hút người giỏi vào ngành, Ban soạn thảo đã đề xuất chính sách hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo nhằm tạo điều kiện để nhà giáo có cuộc sống tốt hơn, yên tâm, gắn bó với sự nghiệp giáo dục.
Theo ông Vũ Minh Đức, trong quá trình soạn thảo dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GD-ĐT luôn luôn cầu thị, nghiêm túc lắng nghe các ý kiến góp ý, phản biện của các đại biểu Quốc hội, của các nhà giáo và cử tri và nhân dân cả nước để điều chỉnh kịp thời nếu đủ căn cứ.
"Vì vậy, với nội dung quy định về chính sách miễn học phí cho con nhà giáo, hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tổng hợp các ý kiến, rà soát kỹ lưỡng, đánh giá tác động các quy định theo hướng đảm bảo tính khả thi, đảm bảo mối tương quan với các ngành nghề khác và điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước để chỉnh sửa trong dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tới theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội. Đó là, những vấn đề gì đã chín, đã rõ, đồng thuận cao thì đưa vào Luật. Đưa các nội dung chưa được đánh giá tác động kỹ lưỡng hoặc các vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao ra khỏi dự thảo Luật " - ông Vũ Minh Đức nêu quan điểm.
Cục trưởng Cục Nhà giáo cũng nói thêm, quan điểm chính khi triển khai xây dựng Luật Nhà giáo, là bằng luật này sẽ kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đổi ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà.
Dự kiến Luật Nhà giáo đem lại nhiều tác động tích cực, như ngành giáo dục sẽ có sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo.
Nhà giáo sẽ được nâng tầm vị thế, vai trò của nhà giáo, được xã hội ghi nhận, tôn vinh, được bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
Tạo sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập, lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế của hợp đồng lao động.
Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng ch...
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng đêm nay, áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Bi...
Theo thông báo từ Hiệp hội Bóng đá Singapore (FAS), vé xem trận Singapore và Việt Nam ở bán kết AFF Cup 2024 đã bán hết chỉ trong hơn 6 giờ sau khi được mở bán vào trưa 2...
Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã cảnh báo rằng lạm phát có thể dai dẳng hơn dự báo và họ sẽ phải hãm bớt tốc độ giảm lãi suất trong năm 2025...