Đại dịch COVID-19 để lại hậu qua to lớn với cuộc sống của con người, không không chỉ sức khỏe thể chất, mà còn có thể khiến não bộ của chúng ta “già đi” sớm hơn gần nửa năm – ngay cả khi chưa từng mắc bệnh.

Đại dịch COVID-19 để lại hậu qua to lớn với cuộc sống của con người, không không chỉ sức khỏe thể chất, mà còn có thể khiến não bộ của chúng ta “già đi” sớm hơn gần nửa năm – ngay cả khi chưa từng mắc bệnh.
Một nghiên cứu mới từ Đại học Nottingham (Anh), được công bố trên tạp chí Nature Communications, đã đưa ra điều này sau khi phân tích hình ảnh quét não của gần 1.000 người trưởng thành trước và sau đại dịch.
Nhóm nghiên cứu dùng trí tuệ nhân tạo được huấn luyện trên cơ sở dữ liệu của hơn 15.000 người khỏe mạnh để đánh giá mức độ lão hóa não theo độ tuổi bình thường. Khi áp dụng lên dữ liệu sau đại dịch, kết quả cho thấy não bộ của nhiều người có dấu hiệu già đi nhanh hơn khoảng 5,5 tháng, dù họ chưa từng nhiễm COVID-19.
Nguyên nhân không đến từ virus mà xuất phát từ những yếu tố tâm lý và xã hội trong thời gian giãn cách: sự cô lập, lo lắng kéo dài, mất kết nối xã hội và thay đổi nhịp sống. Những ảnh hưởng này thường nghiêm trọng hơn ở nam giới, người lớn tuổi và những người sống trong điều kiện kinh tế khó khăn.
Dù chỉ những người từng nhiễm COVID-19 mới có biểu hiện suy giảm khả năng nhận thức rõ rệt như suy nghĩ chậm hơn, giảm khả năng linh hoạt trong tư duy, thì sự thay đổi về cấu trúc não bộ lại xuất hiện trong phần lớn dân số.