Phi hành gia NASA Don Pettit, một phi hành gia kỳ cựu với kinh nghiệm tham gia nhiều sứ mệnh không gian. Ông nổi tiếng với những cách tiếp cận sáng tạo trong nhiếp ảnh thiên văn, bao gồm việc sử dụng các thiết bị tự chế để vượt qua những thách thức khi chụp ảnh từ một tàu vũ trụ di chuyển nhanh. Trong lần thứ ba tham gia nhiệm vụ Expedition 72 trên ISS, ông đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp, bao gồm một loạt các hiện tượng thiên văn nổi bật.
Đầu tiên là Tâm Ngân Hà với một vùng dày đặc và rực rỡ ánh sáng, thể hiện cấu trúc của thiên hà chúng ta. Tiếp theo là vùng Ánh sáng Hoàng đạo, vốn là một vùng ánh sáng mờ nhạt, hình tam giác, do ánh sáng Mặt Trời tán xạ qua bụi liên hành tinh trong mặt phẳng Hệ Mặt Trời. Hiện tượng này, thường được gọi là "bình minh giả," đặc biệt dễ nhận thấy trên bầu trời tối và mang lại vẻ huyền bí cho bức ảnh.
Bức ảnh của Pettit cũng bao gồm Vệt sáng do vệ tinh Starlink của SpaceX tạo ra, được phản chiếu ánh sáng Mặt Trời khi quay xung quanh Trái Đất. Những điểm sáng trên bức ảnh đại diện cho các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, được chụp với độ sắc nét cao nhờ thiết bị theo dõi sao tự chế của Pettit.
Ngoài ra, bức ảnh cũng bao gồm rìa khí quyển Trái Đất với sắc nâu cháy do phát xạ hydroxyl tạo ra, mang lại sự tương phản nổi bật với nền trời sao. Phần tiếp theo là ánh sáng báo hiệu bình minh nhìn từ quỹ đạo, mang lại một lớp ánh sáng động vào bức ảnh tuyệt đẹp này.
Bức ảnh này thể hiện con người của Pettit trong vai trò là một kỹ sư lẫn một nghệ sĩ. Để thực hiện những bức ảnh như vậy, ông phải sử dụng các kỹ thuật sáng tạo để vượt qua những thách thức do chuyển động nhanh của ISS gây ra. Ngoài ra, sự tỉ mỉ và góc nhìn nghệ thuật của ông giúp tạo ra những bức ảnh thể hiện kỳ quan vũ trụ với loài người.