Hồi thế hệ vàng lứa Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh, Hoàng Bửu… đồng lương ở CLB chỉ vài triệu và lời hứa hẹn khi nghỉ đá bóng được vào ngành, được công việc của cơ quan chủ quản chứ chẳng ai mơ đá bóng mà giàu. Ngay cả hai chữ “Thật đấy!” mà Hồng Sơn “xé rào” đi làm quảng cáo được trả vài ram USD là oách lắm rồi…
Bây giờ thì lứa đàn em và lớp cháu của những Huỳnh Đức, Hồng Sơn, bèo lắm cũng có cái hợp đồng vài tỉ. Còn có tiếng một chút hay khéo thương thảo một chút thì lên hàng chục tỉ cho vài mùa đá bóng là bình thường kèm theo mức lương có khi lên đến trăm triệu.
Cầu thủ bóng đá bây giờ không nghèo, nhất là những ông chủ lập đội bóng đa phần không để làm kinh tế mà để có chỗ để tiêu tiền, xài tiền hoặc để thể hiện vai trò với địa phương, với đơn vị mình hoạt động kinh tế.
Thế thì nên buồn hay vui với những tỷ phú đá bóng?
Nhưng thú thật là lo với sự phú quý từ rổ nhà khác chứ không phải từ lợi nhuận của CLB mà cầu thủ khoác áo và có trách nhiệm bảo vệ màu cờ sắc áo.
Đã có lần một nhà đài chất vấn tôi cho một phóng sự về tính truyền thống và về màu cờ sắc áo thì tôi thẳng thắn trả lời: “Bóng đá bây giờ mang tiếng là chuyên nghiệp nhưng tính truyền thống gắn với màu cờ sắc áo thì bây giờ không bằng thời bao cấp như Cảng Sài Gòn, Hải Quan hay Thể Công ngày nào. Đơn giản vì vài chục tỷ mỗi năm cho một đội bóng (tài trợ) họ có thể thay tên một đội bóng hay ghép đầu doanh nghiệp vào và đẩy cái tên đội bóng ra đàng sau.
10 năm trước, một ông bầu từng tuyên bố bỏ đội bóng giữa giải và xóa sổ một cái tên thì 10 năm sau, với đồng tiền, ông bầu đấy hoàn toàn có thể mua một đội bóng và tạo nên cái tên mới với đầy đủ các hảo thủ hạng A về.
Hồi tháng 5, tháng 6/2024, khi thị trường chuyển nhượng mới rục rịch thì rất nhiều bài báo đưa ra những cầu thủ hạng A sẽ xuất ngoại đi Thái Lan, đi Nhật Bản hay đi châu Âu nhưng chỉ vài tháng sau thì tất cả đều hạ cánh ở một đội bóng mới thành lập đá giải hạng nhì trong hệ thống bóng đá Việt Nam.
Có một nghịch lý là nếu đi nước ngoài thì các cầu thủ hảo hạng đấy có thể ngồi dự bị hay phải cạnh tranh gắt gao nhưng về với các ông chủ Việt thì tiền tươi, thóc đầy mà chính các nhà môi giới ngoại cũng lắc đầu nói đấy không phải là bức tranh phá giá mà là “cái giá của riêng Việt Nam với các ông chủ Việt Nam”.
Sàn thương mại cầu thủ Việt Nam bị đẩy lên quá cao và không có ai thẩm định giá đến độ những cầu thủ Hàn Quốc hay Nhật Bản, Thái Lan... giờ cũng không sánh nổi với các tỉ phú đá bóng Việt Nam.
Có một thông tin thật thú vị đó là khi báo chí Việt Nam đang ca tụng cầu thủ ngôi sao Việt Nam này nọ sẽ đi Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu... thì bình luận viên Quốc Khánh của VTV trong “Giờ vàng thể thao” dám khẳng định sẽ không ai đi đâu cả mà chỉ là quanh quẩn cuộc đấu giá của 1-2 ông bầu Việt Nam đang đổ tiền rất nhiều cho bóng đá mà không cần thu về. Kết quả vài tháng sau thì đúng là như vậy bởi hơn ai hết bình luận viên Quốc Khánh hiểu rằng việc đi Tây đi Tàu chỉ là một hình thức làm giá cho giá trị cầu thủ cao lên trước mắt những ông bầu.
Và cũng có một điều mà những nhà làm bóng đá ai cũng biết nhưng phải chấp nhận làm ngơ đó là một ông chủ tài trợ nhiều đội bóng đang hoành hành mà ở làng bóng Việt ai tài trợ thì người đấy có quyền quyết định cao nhất.
Một loạt ngân hàng như VietinBank, Agribank, Vietcombank,… mở cửa giao dịch ngày cuối tuần phục vụ khách hàng cập nhật thông tin giấy tờ tuỳ thân và xác thực sinh trắc họ...
Theo quy định mới nhất của Bộ Công an, từ năm 2025, lái xe kinh doanh vận tải, xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên không lái xe quá 10 giờ/ ngày và quá 48 giờ/ tuần.
Bộ Công an mới ban hành Thông tư 83/2024/TT-BCA trong đó quy định, từ 1/1/2025 sẽ phân cấp quản lý, vận hành hệ thống giám sát giao thông theo các tuyến đường.