Nhập số điện thoại cần khôi phục mật khẩu.
Những ngày gần đây, anh em theo dõi tin tức công nghệ chắc cũng thấy Mark Zuckerberg có nhiều động thái liên quan tới việc chấm dứt việc kiểm tra thông tin (fact-checking) và gỡ bỏ các hạn chế về ngôn luận trên các nền tảng của mình, bao gồm Facebook và Instagram. Ngoài ra, những sáng kiến DEI cũng bị loại bỏ không thương tiếc. Những động thái này được xem như sự trở lại với việc thúc đẩy tự do ngôn luận và là phản ứng trước áp lực chính trị. Đồng thời, nó cũng có thể mang những thông điệp khác mà Meta hay thế giới đang đối mặt.
Tiêu chuẩn cộng đồng trước đây: kiểm duyệt và kiểm duyệt
Trước đây, Facebook thực hiện các tiêu chuẩn cộng đồng nghiêm ngặt nhằm hạn chế thông tin sai lệch, phát ngôn thù ghét và nội dung gây chia rẽ. Những biện pháp này bao gồm hợp tác với các tổ chức kiểm tra thông tin độc lập và đội ngũ kiểm duyệt nội dung để xem xét tính chính xác của các bài đăng cũng như đảm bảo tuân thủ chính sách nền tảng. Không phủ nhận rằng những chính sách này có mục đích tốt, muốn giảm thiểu sự lan truyền của thông tin sai lệch, hay những nội dung tấn công vào các cộng đồng dễ bị tổn thương, tuy nhiên, cách mà Facebook vận hành nó dần không ổn theo thời gian.
Rất nhiều vấn đề xảy ra với quy trình này của Facebook. Đầu tiên là vấn đề về thiên kiến (bias) của người hay cơ chế kiểm duyệt, dẫn đến việc các cuộc thảo luận về những chủ đề phù hợp bị ngăn chặn. Hay những trường hợp lạm quyền đã dẫn đến việc kiểm duyệt nội dung đáng lẽ nên được phép tồn tại, làm dấy lên lo ngại về cam kết của nền tảng đối với tự do ngôn luận. Rất nhiều bài viết về những nội dung mang tính xây dựng về chính sách nhập cư, tôn giáo, chính trị nhưng lại bị dán nhãn vi phạm tiêu chuẩn về ngôn từ kích động thù địch. Hơn nữa, bất chấp những biện pháp này, nội dung gây hại vẫn tồn tại, với phát ngôn thù ghét và nội dung gây chia rẽ tiếp tục xuất hiện. Ngoài ra, còn có những cáo buộc về ảnh hưởng của chính phủ đối với các quyết định kiểm duyệt nội dung, làm phức tạp thêm lập trường của nền tảng về tự do biểu đạt.
Bên cạnh đó, có rất nhiều áp lực chính trị của chính phủ Mỹ trong những năm rồi tác động đến việc kiểm duyệt nội dung của Facebook. Mark Zuckerberg thừa nhận rằng trong đại dịch COVID-19, các quan chức cấp cao từ chính quyền Biden đã gây áp lực buộc Facebook phải kiểm duyệt một số nội dung nhất định, bao gồm cả sự hài hước và châm biếm liên quan đến virus. Zuckerberg sau này thừa nhận sai lầm khi tuân theo những yêu cầu này, đồng thời sau nhiều sự việc, bày tỏ mong muốn tách rời mình chính trị khi chịu nhiều áp lực từ chính phủ. Một ví dụ khác là Facebook đã hạn chế việc hiển thị các câu chuyện liên quan Hunter Biden sau khi nhận được cảnh báo từ FBI về khả năng thông tin sai lệch từ Nga. Hành động này nhằm ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch nhưng lại bị chỉ trích vì đàn áp một câu chuyện tin tức hợp pháp.
Những ví dụ này nhấn mạnh rằng mặc dù mục đích ban đầu là tốt, nhưng việc kiểm duyệt thật sự phức tạp và có thể biến tướng khiến việc tự do ngôn luận bị bóp nghẹt.
Tiêu chuẩn cộng đồng mới loại bỏ kiểm duyệt cùng DEI
Gần đây, Meta, thông qua Mark, đã công bố kế hoạch thay đổi các tiêu chuẩn cộng đồng cùng với việc loại bỏ DEI. Cụ thể hơn, Meta sẽ chấm dứt hợp tác với bên thứ ba để kiểm tra thông tin và áp dụng hệ thống dựa vào cộng đồng tương tự như “Community Notes” trên X (trước đây là Twitter). Điều này hướng tới việc tạo ra một môi trường cởi mở hơn nơi người dùng có thể bày tỏ quan điểm đa dạng mà không sợ bị kiểm duyệt.
Sự thay đổi này nhằm giảm thiểu việc thực thi quá mức mà trước đây đã dẫn đến việc kiểm duyệt không cần thiết và hạn chế tranh luận chính trị. Dĩ nhiên, những điều chỉnh này sẽ đi kèm với những lo ngại về khả năng phát tán các nội dung gây hại. sự gia tăng phát ngôn thù ghét, đặc biệt nhắm vào các cộng đồng yếu thế. Ví dụ: các chính sách này cho phép người dùng mô tả danh tính LGBTQ+ như là bệnh trên nền tảng của công ty mà không bị kiểm duyệt như trước. Dĩ nhiên, đây là một động thái đã gây ra hỗn loạn nội bộ và lo ngại trong đội ngũ nhân viên.
Ngoài ra, việc loại bỏ các chính sách phát ngôn thù ghét cụ thể cũng gỡ bỏ các biện pháp bảo vệ trước đây vốn bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương khỏi sự quấy rối và phân biệt đối xử có chủ đích. Việc giảm bớt những biện pháp bảo vệ này có thể khiến những cộng đồng này gặp nhiều nguy cơ hơn và tạo ra một môi trường trực tuyến kém hòa nhập hơn.
Những thay đổi chính sách này đại diện cho một hành động cân bằng phức tạp giữa việc duy trì tự do biểu đạt và đảm bảo an toàn cho người dùng. Trong khi hướng tới ít hạn chế hơn trong kiểm duyệt nội dung có thể khuyến khích đối thoại cởi mở hơn, nó cũng đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ để ngăn chặn sự lan truyền của luận điệu gây hại và bảo vệ cộng đồng yếu thế.
Tính toán của Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg từng cấm tổng thống Donald Trump hoạt động trên các nền tảng của Meta. Ông cũng có mâu thuẫn lớn với Elon Musk từ quan điểm về SpaceX, tới AI hay các xu hướng như #DeleteFacebook vào năm 2018 hay cuộc cạnh tranh giữa Thread và X. Thậm chí, mâu thuẫn này đã dẫn tới việc hai ông đấu võ mồm với nhau và đòi hẹn nhau ở võ đài để chiến tới cùng. Vậy mà chỉ sau cuộc bầu cử năm 2024, Zuckerberg “lật mặt” thay đổi thái độ. Ông được cho là đã gặp Tổng Thống Donald Trump tại Mar-a-Lago để thảo luận vài thứ, đóng góp 1 triệu đô la vào lễ nhậm chức của Tổng Thống Trump, liên quan tới chính trị nhiều hơn.
Những hành động lật mặt cực nhanh đó cho thấy sự tính toán chiến lược nhằm thích nghi với bối cảnh chính trị đang thay đổi. Và quyết định nới lỏng các hạn chế về nội dung, chấm dứt việc kiểm tra thông tin trùng hợp với việc tái đắc cử của Donald Trump, điều này cho thấy khả năng Zuckerberg đang cố gắng lấy lòng chính quyền sắp tới. Động thái này phản ánh các chiến lược mà các nhà lãnh đạo công nghệ khác, như Elon Musk, đã áp dụng, khi họ cũng thực hiện các chính sách nội dung dễ dãi hơn trên nền tảng của mình.
Ngoài ra, Zuckerberg đã công khai chỉ trích Apple, cáo buộc công ty này cản trở đổi mới và áp dụng các chính sách hạn chế làm suy yếu cạnh tranh. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông lập luận rằng các chính sách của App Store của Apple, đặc biệt là mức phí giao dịch 30%, đã ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và doanh thu quảng cáo của Meta. Việc thân mật với chính quyền Tổng Thống Donald Trump cũng có thể là động thái để Facebook tìm cách đập các đối thủ như Apple, OpenAI khi đây là hai đối thủ khiến Mark cảm thấy khó chịu nhất.
Nhìn cách Meta thay đổi, nhìn xa hơn về xu thế của thế giới
Thế Giới Hiện Nay: Con lắc chuyển động từ “Woke” sang "Rightish"
Trong những năm gần đây, văn hoá toàn cầu đã chứng kiến một sự chuyển dịch rõ rệt sang các lý tưởng tiến bộ, thường được gọi là phong trào “woke.” Phong trào này ban đầu nhằm giải quyết các bất công xã hội và thúc đẩy sự hòa nhập của các nhóm thiểu số, nó không xấu. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại rằng một số khía cạnh của phong trào này đã vượt quá giới hạn, dẫn đến những hậu quả không mong muốn và sự phản ứng ngược hay mệt mỏi từ xã hội.
Một ví dụ đáng chú ý về việc bị cho là đi quá xa là việc áp dụng các tiêu chuẩn đa dạng trong ngành công nghiệp điện ảnh. Bắt đầu từ năm 2024, giải Oscar đã giới thiệu tiêu chí yêu cầu các bộ phim phải đáp ứng các tiêu chuẩn đa dạng để đủ điều kiện nhận đề cử Phim hay nhất. Các nhà phê bình cho rằng những biện pháp như vậy là vô lý khi chúng áp đặt các ràng buộc lên việc biểu đạt nghệ thuật, đồng thời ưu tiên các yếu tố danh tính hơn là năng lực. Diễn viên Richard Dreyfuss đã chỉ trích những tiêu chuẩn này, nói rằng chúng “khiến tôi buồn nôn,” phản ánh quan điểm rằng nghệ thuật không nên bị điều chỉnh bởi luật lệ đạo đức có thể thay đổi theo thời gian.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã đần thu hẹp các hoạt động DEI trước xu thế chính trị hiện tại. Walmart – nhà bán lẻ lớn nhất thế giới – đã quyết định ngừng xem xét chính sách về chủng tộc và giới tính trong hợp đồng với nhà cung cấp, đồng thời có kế hoạch đóng cửa các hoạt động bình đẳng công bằng theo chủng tộc của mình. Rất nhiều công ty khác đi theo sau như Meta, Ford, McDonald, Amazon, cho thấy xu thế hiện tại của thế giới. Những động thái này đến sau khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ chống lại chính sách ưu tiên bất bình đẳng trong tuyển sinh đại học, qua đó tác độgn đến các sáng kiến DEI của doanh nghiệp. Các công ty hiện phải đối mặt với sự giám sát pháp lý cao hơn đối với các chính sách có thể bị coi là ưu đãi dựa trên chủng tộc, giới tính hoặc các yếu tố nhận dạng khác. Ngoài ra, chính quyền tổng thống Donald Trump hay áp lực kinh tế cũng là một trong những nguyên do khiến DEI bị loại bỏ ra khỏi chính sách hoạt động của các doanh nghiệp.
Cá nhân mình thấy xu thế này giống như sự dao động của một con lắc. Sau một thời gian dài thế giới nghiêng hẳn một cực được cho là “tiến bộ” nhưng đi kèm với đó là rất nhiều sự làm dụng, sai lầm thì cũng đã tới lúc con lắc cần được chuyển về hướng còn lại để cân bằng các chuẩn mực và chính sách xã hộ. Những thay đổi trong chính sách của Facebook sẽ phản ánh một sự chuyển dịch xã hội rộng lớn hơn hướng tới việc đánh giá lại sự cân bằng này, có khả năng báo hiệu một xu hướng nghiêng về phía bảo thủ hoặc ‘rightish’. Ngoài ra, một điểm tích cực là việc hiểu rõ con lắc văn hoá có thể thúc đẩy một cách tiếp cận văn minh, tỉnh táo hơn để thừa nhận cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu của mỗi góc nhìn để tìm một giải pháp cân bằng mà không quá cực đoan, có thể gây phản tác dụng.
Tác Động Đến Các Nhóm Thiểu Số: Con Dao Hai Lưỡi
Đối với các nhóm thiểu số như người da màu, LGBT, việc nới lỏng kiểm duyệt nội dung mang lại cả cơ hội lẫn khó khăn. Một mặt, nó có thể tạo ra những cuộc thảo luận mở hơn về giá trị mà họ mang lại cho xã hội, vượt hẳn ra ngoài cái mác danh tính, giới tính, để qua đó thúc đẩy sự ghi nhận dựa trên hành động và hành vi. Mình có những người bạn thuộc cộng đồng này và họ là những con người tử tế khi chỉ tập trung vào những việc họ làm, những giá trị mà họ có thể đóng góp và chia sẻ thay vì sử dụng cái “nhãn” giới tính để trở nên nhạy cảm quá đà, đòi hỏi quyền lợi một cách vô lý hay thực hiện những hành động tội lỗi.
Dĩ nhiên, thách thức mà họ phải đối mặt là sự gia tăng của phát ngôn thù ghét và phân biệt đối xử. Việc thay đổi chính sách cho phép người dùng mô tả danh tính LGBTQ+ như là bệnh tâm thần minh họa rõ nét cho căng thẳng này, làm dấy lên lo ngại về khả năng gia tăng bắt nạt và tổn hại đối với những cộng đồng này.
Tác động của các phong trào xã hội ủng hộ quyền lợi của nhóm thiểu số rất phức tạp, thường mang lại cả tiến bộ tích cực lẫn những thách thức không mong muốn. Trong khi những phong trào này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng, cũng có những trường hợp cá nhân trong cộng đồng thiểu số thực hiện hành vi gây hại. Rất nhiều tội lỗi khi mang danh vì cộng đồng được phơi bày với Kendall Stephens lạm dụng tình dục trẻ em, hay cựu nghị sĩ Đảng Lao động Ivor Caplin bị bắt vì cáo buộc săn tình dục trẻ em.
Ngoài ra, khi cá nhân từ nhóm thiểu số cảm thấy tự do hành vi của mình bị hạn chế, họ có thể phản ứng với thái độ kháng cự hoặc nhạy cảm quá mức. Phản ứng này có thể xảy ra ngay cả khi đối mặt với những lời góp ý mang tính xây dựng, dẫn đến đề phòng với những góp ý mang tính xây dựng.
Những thách thức này đặt ra bài toán về việc giải quyết từ cả bên trong cộng đồng lẫn bên ngoài để tạo ra những thay đổi, thích nghi phù hợp hơn. Đứng ở góc nhìn nội tại, chỉ với cách làm đúng việc, mang lại giá trị lớn với những gì mình có là cách tốt nhất để được ghi nhận mà không gây hại cho bất kì ai. Đồng thời, việc bỏ qua những bình luận khiếm nhã, toxic theo tư duy “makeno” cũng là một cách để có thể mang lại lợi ích cho chính bản thân mình và xa hơn là xã hội.
Tự Do Nền Tảng Và Nguy Cơ Thông Tin Sai Lệch
Một xu thế khác rõ ràng hơn là tự do ngôn luận và chuyển dịch này đặt ra một sự tương tác phức tạp giữa lợi ích và bất lợi. Về mặt tích cực, nó tạo điều kiện cho môi trường nơi quan điểm đa dạng có thể phát triển mạnh mẽ hơn, thúc đẩy đối thoại cởi mở và trao đổi ý tưởng. Nó trao quyền cho cá nhân – đặc biệt là những người thuộc cộng đồng yếu thế – để chia sẻ trải nghiệm và ý kiến mà không sợ bị kiểm duyệt. Tuy nhiên, thách thức rất lớn đó là rủi ro lan truyền thông tin sai lệch. Ngoài ra, khả năng phát ngôn thù ghét và nội dung gây hại xuất hiện ngày càng cao cũng đặt ra mối đe dọa đến an toàn và phúc lợi của người dùng – đặc biệt là những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương.
Lợi ích và thách thức này buộc người dùng phải có trách nhiệm với cách thức và thông tin mình biểu đạt, đồng thời phải luôn kiểm chứng những thông tin đó để tránh mang lại tác hại cho bản thân mình, và xa hơn là xã hội.
Kết Luận
Những thay đổi chính sách gần đây của Facebook và nhiều công ty khác đại diện cho một sự chuyển hướng lớn nhằm thúc đẩy tự do ngôn luận trên các nền tảng của mình. Mặc dù động thái này có thể khuyến khích các cuộc thảo luận cởi mở hơn, nó cũng làm dấy lên lo ngại về khả năng lan truyền thông tin sai lệch và gia tăng nội dung gây hại, đặc biệt đối với các nhóm thiểu số. Khi nền tảng điều hướng qua những thay đổi này, thách thức sẽ là cân bằng giữa lý tưởng tự do biểu đạt và trách nhiệm bảo vệ người dùng khỏi những tác hại tiềm ẩn.
Ngành Hàng không VN đón 3tr6 khách dịp Tết Ất Tị 2025
Giá vàng nhẫn hôm nay 5/2 tiếp tục tăng phi mã 1 triệu đồng/lượng và đạt ngưỡng cao nhất từ trước đến nay khi chính phục đỉnh mới 91 triệu đồng/lượng.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND về việc soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2025.
Về phương án cơ cấu tổ chức, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
Infographic: Các trường hợp phải có ý kiến chủ nhà khi đăng ký thường trú
Thị trường vàng thế giới đang chứng kiến những biến động chưa từng có khi giá kim loại quý này liên tục thiết lập các kỷ lục mới vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2025. Đà ...
Sáng 4/2, chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh “vừa c...
Chủ trì cuộc họp Ban Bí thư đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa ...
CSGT toàn quốc tập trung, xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông xuyên suốt năm 2025, trong đó có vi phạm nồng độ cồn, ma tuý
nội dung mới