Anh em nghiện làm việc nên cân đối để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ thể chất, tinh thần

Ngoài ra, làm việc quá mức có thể gây ra căng thẳng mãn tính khi mức cortisol, vốn có ảnh hưởng đến việc điều tiết đường huyết, tăng lên, qua đó làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến anh em dễ bị huyết áp cao, đau đầu và rối loạn giấc ngủ.
Một tác động khác đến từ việc nghiện làm việc góp phần gây ra lo âu, trầm cảm và giảm sự minh mẫn về tinh thần. Căng thẳng từ khối lượng công việc lớn có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề này. Ngoài ra, nhân viên văn phòng cũng sẽ đối mặt với các rủi ro như đau lưng dưới và các bệnh liên quan đến lối sống ít vận động như thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm và tiểu đường do ngồi lâu. Việc ngồi hơn 8 - 10 tiếng mỗi ngày làm tăng cao những rủi ro này. Ngược lại với nhân viên văn phòng, người lao động chân tay làm việc quá nhiều sẽ gặp phải “nghịch lý hoạt động thể chất” khi công việc nặng nhọc làm tăng nguy cơ tim mạch do căng thẳng mãn tính mà không có thời gian phục hồi đầy đủ.
Một số ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ
Bên cạnh những tác động trực tiếp kể trên, việc dành quá nhiều thời gian sẽ khiến anh em không còn ngân sách thời gian cho những hoạt động lành mạnh khác như tập thể dục, ngủ đúng giờ, ăn uống đầy đủ hoặc dành thời gian cho người thân, gia đình. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực đến sức khoẻ của anh em.
Về tác động gián tiếp, nó có thể khiến anh em dễ bập vào các thói quen độc hại như nghiện thuốc, rượu bia
Ngoài ra, một trong những tác dụng gián tiếp khi làm việc quá sức là nó bào mòn tinh thần, ý chí của anh em để dẫn anh em dấn thân vào các thói quen độc hại như nghiện rượu, nghiện thuốc và điều này sẽ làm trầm trọng hơn sự ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ.
Những tác động trực tiếp lẫn gián tiếp này có xu hướng tích luỹ qua thời gian. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người dành hàng thập kỷ làm việc nhiều giờ, không nghỉ ngơi hợp lý sẽ tăng cao nguy cơ gặp phải các vấn đề như bệnh tim hoặc đột quỵ ở giai đoạn cuối đời.
Một số giải pháp giảm thiểu
Vậy anh em có thể giảm thiểu tác động của một lịch trình làm việc bận rộn như thế nào? Đầu tiên là tập thể dục, anh em có thể cân nhắc dành quỹ thời gian của mình để thực hiện các hoạt động thể thao. Các nhà khoa học khuyến cáo khoảng thời gian tối ưu là 150 - 300 phút một tuần và không nhất thiết phải là mỗi ngày. Với cá nhân mình, mình cũng dành kha khá thời gian cho hoạt động thể thao như chạy bộ, đá banh để đảm bảo thể chất đủ tốt để có thể tập trung cho công việc căng thẳng trong ngày. Ngoài ra, một lợi ích rất lớn là việc thể thao giúp mình quên đi những áp lực hoặc suy nghĩ tích cực hơn để có thể giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc.
Anh em được thì nên cố sắp xếp thời gian thể thao để phục hồi sức khoẻ sau giờ làm việc căng thẳng
Một giải pháp khác là anh em nên chủ động kiểm soát lịch trình làm việc của mình. Việc chủ động sắp xếp những giờ tập trung, và những giờ cho phép anh em giải lao, thư giãn là một cách để giảm thiểu tác hại. Mình thì mình thích dành thời gian thời gian cho các hoạt động vui chơi với gia đình vì nó là một cách để tăng cường sự gắn kết, đồng thời giúp mình thoải mái, thư thả để phục hồi lại sau những giờ làm việc căng thẳng.
Xu Hướng Toàn Cầu
Mặc dù có bằng chứng về rủi ro sức khỏe, một số quốc gia như Hy Lạp vẫn áp dụng tuần làm việc sáu ngày, trong khi các quốc gia khác đang thử nghiệm tuần làm việc bốn ngày để cải thiện cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Một số quốc gia trên thế giới như Iceland và Đan Mạch đã áp dụng tuần làm việc ngắn hơn và điều này mang lại kết quả tích cực hơn cho sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần của người dân. Tuy nhiên, anh em nên cân nhắc chủ động tự quản lý thời gian làm việc của mình thay vì phụ thuộc vào chính sách, điều này sẽ giúp anh em giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khoẻ, đồng thời có một cuộc sống chất lượng hơn.