
Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia Mỹ (NSIDC) ghi nhận rằng ngày 22/3 (t7 tuần trước) là thời điểm diện tích băng tuyết bao phủ vùng biển Bắc Cực trong mùa Đông đạt cực đại. Tuy nhiên diện tích cực đại này lại thấp nhất trong vòng 47 năm vừa qua, kể từ khi NSIDC bắt đầu lưu trữ dữ liệu quan sát được từ vệ tinh.
Cụ thể, mùa Đông vừa rồi diện tích băng bao phủ Bắc Cực chỉ đạt 14.33 triệu km2, ít hơn 1.31 triệu km2 so với mức trung bình của các năm 1981 - 2010 và ít hơn 800K km2 so với năm 2017, một trong những năm có diện tích thấp kỉ lục từng được ghi nhận.
https://assets.iflscience.com/assets/articleNo/78602/iImg/82978/polar_sea_ice_sxs_w_date_2048p30_h265-ezgif.com-optimize.gif
Bên trái là băng tuyết ở Bắc Cực và bên phải là Nam Cực.
Mùa Đông là thời điểm băng tuyết ở Bắc Cực đạt cực đại, tuy nhiên năm nay diện tích băng lại ít hơn so với các năm trước. Bắc Cực sẽ tích lũy băng tuyết và đạt cực đại vào tháng 2 hoặc tháng 3 tùy năm, gọi là đỉnh mùa Đông, sau đó băng tuyết sẽ tan dần dần và giảm xuống cực tiểu vào tháng 9 hằng năm.
Tiến sĩ Julienne Stroeve ở NSIDC cho biết diện tích băng đỉnh mùa Đông năm nay ít nhất (trong 47 năm được ghi nhận) thì cũng chưa chắc là đến mùa hè năm nay, diện tích băng tuyết sẽ ít hơn các năm trước. Tuy nhiên sự suy giảm diện tích băng liên tục từ năm 2022 tới nay sẽ làm ảnh hưởng lâu dài về tổng thể của lớp băng tuyết.
Mùa Hè năm ngoái, diện tích cực tiểu băng tuyết ở Bắc Cực đo được là 4.28 triệu km2 vào ngày 11/9/24, thấp nhất trong 7 năm liên tục vừa qua. Đến tháng 10 khi mùa Thu đến và nhiệt độ giảm, Bắc Cực sẽ bắt đầu tích lũy thêm băng tuyết, và đạt cực đại tháng 2 hoặc tháng 3.
Thậm chí tháng 1/25 vừa rồi, chỉ trong 1 tuần mà diện tích băng tuyết ở Bắc Cực tan đi 300K km2, xấp xỉ diện tích của nước Ý (302K km2). Tốc độ tan băng rất nhanh này một phần do hiện tượng nóng lên toàn cầu, khi mà vùng biển nằm giữa phía bắc đảo Greenland và Bắc Cực có nhiệt độ cao hơn 12 độ C so với trung bình hàng năm.