Các biểu tượng được Shigetaka Kurita tạo raTừ đó, các biểu tượng nhỏ bé này không chỉ được dùng để thể hiện cảm xúc, mà còn dần trở thành một phần trong giao tiếp hàng ngày. Năm 2013,
Emojipedia ra đời như một “từ điển emoji” online. Một năm sau, hơn 30.000 người ký tên yêu cầu ra mắt biểu tượng bánh taco 🌮 và đã thành công. Ngoài ra, cơ quan chịu trách nhiệm chuẩn hóa emoji trên toàn cầu là
Unicode Consortium, một tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các kỹ sư, ngôn ngữ học và chuyên gia font chữ. Họ là “người gác cổng” xem xét các đề xuất biểu tượng mới, từ đó quyết định emoji nào sẽ được đưa vào hệ thống toàn cầu.'

Anh em 8x, 9x chắc còn nhớ những biểu tượng Emoticon của Yahoo, được coi là tiền thân của Emoji hiện tại
Quy trình xét duyệt không hề đơn giản: biểu tượng phải có nhu cầu sử dụng rõ ràng, đại diện được cho nhóm người dùng cụ thể, và không trùng lặp. Nhưng sự khắt khe ấy đôi khi lại gây tranh cãi. Ví dụ, emoji nghề nghiệp ban đầu phần lớn là hình nam giới, còn emoji nữ thường gắn với thời trang hoặc làm đẹp. Sau nhiều phản ứng, năm 2017, một loạt emoji nghề nghiệp cho cả nam và nữ được bổ sung. Bên cạnh đó, Unicode Consortium cũng phải cân nhắc sự đa dạng văn hóa và sắc tộc, dẫn đến việc bổ sung các lựa chọn màu da, giới tính, gia đình đa dạng Tuy nhiên, những thay đổi này cũng kéo theo tranh cãi về định kiến, phân biệt chủng tộc hoặc chưa đủ đại diện cho các nhóm thiểu số.
Vậy emoji có phải là một ngôn ngữ? Câu trả lời là: gần như vậy, nhưng không hẳn là ngôn ngữ. Chúng giống như một dạng giao tiếp không lời, “ngôn ngữ cơ thể thời kỹ thuật số” giúp thể hiện sắc thái và cảm xúc trong văn bản. Một ví dụ cụ thể là vào năm 2015, từ điển Oxford đã chọn 😂 làm “Từ của năm” gây tranh cãi khá lớn nhưng nó phản ánh rõ sức mạnh truyền đạt của emoji.