Giảm áp lực lãi vay bằng cách chuyển khoản vay sang ngân hàng khác: Giải pháp mình muốn chia sẻ !!!

1. Chào anh em, chia sẻ chút trải nghiệm làm tín dụng
Bài này là bài quảng cáo, chắc là thế, nhưng chắc là nó tốt cho mình và anh em, Ae nào đang có khoản vay còn có thể tiết kiệm một số tiền đáng kể.
Mình làm trong mảng tín dụng ngân hàng hơn 4 năm, TMCP và cả bank nước ngoài, có dịp tiếp xúc với nhiều khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh. Gần đây thấy khá nhiều anh chị em đến hỏi mình về chuyện lãi suất khoản vay tăng quá cao sau khi hết thời gian ưu đãi cố định.
Thực tế, khi vay thế chấp mua nhà, mua xe hay kinh doanh, nhiều người chỉ để ý giai đoạn lãi suất ưu đãi ban đầu. Nhưng đến kỳ thả nổi thì lãi nhảy vọt, lên tới 11–12%/năm, thậm chí cao hơn nếu vay từ 2–3 năm trước. Dòng tiền bắt đầu căng thẳng, khoản trả lãi hàng tháng cứ đều đặn “rút máu” mà dư nợ gốc giảm chậm.
Vì vậy mình muốn chia sẻ một giải pháp mà có thể anh em trong group chưa biết hoặc chưa để ý tới: Chuyển khoản vay sang ngân hàng khác có lãi suất tốt hơn, hay còn gọi là mua nợ khoản vay.
2. Mua nợ khoản vay là gì? Cách hoạt động ra sao?
Hiểu đơn giản thì đây là hình thức vay ngân hàng A để tất toán khoản vay còn lại ở ngân hàng B, rồi sau đó bắt đầu trả nợ lại cho ngân hàng A với điều kiện vay mới, lãi suất mới.
Thông thường, ngân hàng mới sẽ đưa ra mức lãi suất thấp hơn so với ngân hàng cũ đang áp dụng, nhất là trong giai đoạn 12–36 tháng đầu. Lãi suất cố định giai đoạn đầu có thể dao động từ 6.5–8.5%/năm, tuỳ từng ngân hàng và từng hồ sơ khách hàng. Bên bank mình thì chỉ còn 6,3 %.
Lợi ích chính là:
Giảm ngay số tiền lãi phải trả hàng tháng
Dòng tiền nhẹ hơn, dễ tính toán kế hoạch tài chính
Có thể vay thêm nếu tài sản đảm bảo còn giá trị đủ lớn hoặc thu nhập đã cải thiện
3. Ai là người nên cân nhắc mua nợ khoản vay?
Không phải ai cũng phù hợp với giải pháp này, nhưng nếu bạn thuộc các trường hợp dưới đây thì nên tìm hiểu:
Đang vay ngân hàng với lãi suất thả nổi trên 9–12%/năm
Khoản vay thế chấp còn dư nợ từ 300 triệu trở lên
Có tài sản đảm bảo: nhà đất, sổ tiết kiệm, xe ô tô đứng tên chính chủ
Thu nhập rõ ràng, chứng minh được khả năng trả nợ
Lịch sử tín dụng CIC không có nợ xấu hoặc nợ chú ý
Lưu ý thêm: ngân hàng rất quan tâm đến CIC, chỉ cần có nợ chú ý thôi cũng có thể bị từ chối. Nợ xấu thì gần như không có cửa.
4. Một số điểm cần chú ý khi làm hồ sơ mua nợ
Mình thấy nhiều anh chị nghe qua tưởng dễ, nhưng thực tế có một số điểm cần chuẩn bị kỹ:
Phải liên hệ ngân hàng cũ để xin công văn tất toán. Thời gian làm giấy tờ này thường mất vài ngày, không phải cứ muốn là lấy liền.
Phải có sẵn tiền đáo hạn để tất toán với ngân hàng cũ. Nhiều ngân hàng mới sẽ giải ngân về tài khoản khách hàng, không chuyển thẳng sang ngân hàng cũ, nên giai đoạn này có thể cần xoay vốn hoặc nhờ bên thứ ba hỗ trợ ngắn hạn. → Cái này mình có thể trình giải ngân trực tiếp vào bank cũ giúp mọi người tiết kiệm chi phí này.
Phải làm lại hồ sơ thế chấp tài sản từ đầu: công chứng hợp đồng, đăng ký giao dịch đảm bảo, giải chấp ở ngân hàng cũ rồi đăng ký thế chấp lại cho ngân hàng mới.
Cẩn thận với phí phạt trả nợ trước hạn của ngân hàng cũ: xem kỹ hợp đồng cũ quy định mức phạt là bao nhiêu, tính toán lại xem có tiết kiệm thật sự không.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thu nhập, sổ hộ khẩu, CMND/CCCD, giấy tờ tài sản. Nếu là hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp nhỏ thì cần sổ sách, báo cáo tài chính đơn giản để chứng minh dòng tiền.
5. Có thật sự tiết kiệm được không?
Nhiều người hỏi mình: “Mua nợ vậy có lời không, hay lại tốn thêm phí?”
Câu trả lời là phải tính toán cụ thể theo từng trường hợp.
Ví dụ:
Bạn còn dư nợ 1 tỷ, lãi suất hiện tại 11%/năm.
Ngân hàng mới cho lãi suất 9%/năm cố định 2 năm.
Chênh lệch 2% mỗi năm tương đương tiết kiệm khoảng 20 triệu/năm (chưa kể nếu được vay thêm, tái cơ cấu dòng tiền hợp lý hơn).
Trừ đi chi phí đáo hạn, phí tất toán sớm (nếu có), chi phí công chứng thế chấp… thì tính ra vẫn là một khoản đáng kể.
Mỗi trường hợp nên ngồi lại tính thật kỹ, vì mức tiết kiệm phụ thuộc vào khoản dư nợ còn lại, lãi suất thả nổi của ngân hàng cũ, mức lãi suất và các ưu đãi của ngân hàng mới.
6. Kết lại: Một giải pháp đáng cân nhắc, không phải ai cũng biết
Mua nợ khoản vay là một giải pháp không mới, nhưng mình thấy vẫn còn nhiều người chưa biết hoặc chưa nghĩ đến. Trong bối cảnh lãi suất thả nổi vẫn còn cao, việc chủ động tìm hiểu và cân nhắc chuyển khoản vay sang ngân hàng khác là một cách giúp giảm áp lực tài chính mà không phải bán bớt tài sản hoặc xoay xở quá vất vả.
Nếu bạn đang trong giai đoạn hết ưu đãi và bắt đầu trả lãi thả nổi cao, thử hỏi lại ngân hàng hoặc nhân viên tín dụng mà bạn quen để xem ngân hàng nào đang có gói mua nợ phù hợp.
Chia sẻ từ kinh nghiệm cá nhân, hy vọng giúp được anh chị em nào đó đang gồng gánh khoản vay mỗi tháng.
Tốt nhất trước khi quyết định các bạn nên báo hai bank bảng tính ví dụ cụ thể về hai khoản vay so sánh trước và sau khi mua nợ, các chi phí phát sinh rồi đi đến quyết định nhé.