Nguồn điện suy giảm buộc NASA tắt bớt một số thiết bị trên Voyager để chúng hoạt động thêm 1 thập kỷ

08/03/2025 09:13
Nguồn điện suy giảm buộc NASA tắt bớt một số thiết bị trên Voyager để chúng hoạt động thêm 1 thập kỷ

Hai tàu thăm dò Voyager của NASA, được phóng vào năm 1977, là một trong những nhiệm vụ dài nhất trong lịch sử loài người và đã gửi rất nhiều dữ liệu từ không gian về Trái Đất. Tuy nhiên, khi nguồn năng lượng dần cạn kiệt, các nhà khoa học phải nói lời tạm biệt với một thiết bị trên mỗi tàu vũ trụ để đảm bảo hoạt động lâu dài của nó.


Vào năm 1977, NASA đã phóng hai tàu thăm dò Voyager lên vũ trụ với mục tiêu khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời. Ban đầu, hai tàu Voyager 1Voyager 2 được phóng lên để tận dụng sự liên kết hiếm hoi của các hành tinh ngoài cùng trong hệ Mặt Trời, bao gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên VươngSao Hải Vương, cùng với các mặt trăng, vòng đai và trường từ của chúng. Đây là một hiện tượng hiếm gặp và chỉ xảy ra một lần trong 176 năm.


Vị trí của Voyager 1 và Voyager 2, nằm bên ngoài nhật quyển (heliosphere), một lớp bảo vệ do Mặt Trời tạo ra với vùng bao phủ xa hơn nhiều so với quỹ đạo của sao Diêm Vương.


Voyager 1 đã bay qua sao Mộc vào năm 1979, sau đó bay qua sao Thổ và mặt trăng lớn nhất của nó, Titan, vào năm 1980. Voyager 2 cũng bay qua sao Mộc vào năm 1979 và sao Thổ vào năm 1981, sau đó trở thành tàu vũ trụ đầu tiên và duy nhất từng bay qua sao Thiên Vương vào năm 1986 và sao Hải Vương vào năm 1989. Những cột mốc này đã cách mạng hoá ngành thiên văn học hành tinh bằng cách cung cấp dữ liệu chưa từng có về những thiên thể này, ví dụ như dữ liệu đột phá về vòng mờ của Sao Mộc và mặt trăng Titan của Sao Thổ.


Quỹ đạo của Voyager 1 và Voyager 2 cùng những cột mốc thời gian khi nó đi qua Sao Mộc (Jupiter) - Sao Thổ (Saturn) - Sao Thiên Vương (Uranus) - Sao Hải Vương (Neptune)


Sau khi nhiệm vụ này được hoàn tất vào năm 1989, hai tàu Voyager tiếp tục một sứ mạng khác là nhiệm vụ liên sao VIM (Voyager Interstellar Mission) nhằm khám phá các khu vực bên ngoài nhật quyển - ranh giới nơi ảnh hưởng của Mặt Trời kết thúc, bao gồm biên nhật quyển và không gian liên sao. Voyager 1 đã tiến vào không gian liên sao vào năm 2012, và Voyager 2 theo sau vào năm 2018 và hai con tàu này đã cung cấp dữ liệu quý giá về trường từ liên sao, các hạt và sóng plasma, trở thành những vật thể nhân tạo đầu tiên hoạt động trong không gian liên sao.


Hai con này được vận hành bằng máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (RTG), chuyển đổi nhiệt từ plutonium phân rã thành điện năng. Đây là một lựa chọn hợp lý vì khi hai con tàu này đi quá xa Mặt Trời, chúng sẽ không còn khả năng tiếp cận với nguồn năng lượng này để vận hành. Tuy nhiên hiện tại, lõi lõi plutonium của mỗi tàu sản sinh ra ngày càng ít năng lượng mỗi năm khi mất đi khoảng 4 watt, tương đương với một bóng đèn công suất thấp.


Hệ thống Cosmic Ray Subsystem đã được tắt và sắp tới bộ phận Low-Energy Charged Particle Instruments cũng sẽ được tắt để Voyager tiếp tục hoạt động


Hệ thống máy tính, hệ thống liên lạc và các thiết bị khoa học trên tàu đều cần năng lượng để hoạt động. Vì thế, khi nguồn năng lượng cạn kiệt dần, các nhà khoa học buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn: lựa chọn thiết bị nào sẽ bị tắt để tiết kiệm điện hoặc chấp nhận rủi ro tiêu hao quá mức và mất toàn bộ tàu vũ trụ.


Với cách tiếp cận này, NASA vừa thông báo rằng họ đã tắt thiết bị thí nghiệm tia vũ trụ trên Voyager 1 vào ngày 25 tháng 2 và sẽ tắt thiết bị đo hạt tích điện năng lượng thấp trên Voyager 2 vào ngày 24 tháng 3. Các thiết bị này nghiên cứu tia vũ trụ, ion và electron trong không gian liên sao. NASA cũng quyết định rằng vào năm 2026, họ sẽ tắt thiết bị đo hạt tích điện năng lượng thấp của Voyager 1 và hệ thống đo tia vũ trụ của Voyager 2. Những quyết định này được đưa ra nhằm thực hiện kế hoạch tiết kiệm năng lượng để ít nhất một thiết bị trên mỗi tàu vẫn có thể hoạt động đến năm 2030.


Hiện tại, việc liên lạc với hai con tàu này ngày một khó khăn do khoảng cách của chúng quá xa so với Trái Đất. Tín hiệu truyền đi từ Trái Đất mất 19 tiếng mới đến được Voyager 1 và 23 tiếng để đến được Voyager 2. Điều này khiến việc khắc phục sự cố diễn ra rất chậm và phức tạp hơn thông thường. Một ví dụ cụ thể là lỗi bộ nhớ trên Voyager 1 xảy ra vào cuối năm 2023 khiến dữ liệu không được thu thập đầy đủ vào đầu năm 2024, hay Voyager 2 đã mất liên lạc tạm thời với Trái Đất vào giữa năm 2024. Khoảng cách quá xa khiến các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc tìm hiểu và xử lý những sự cố này.


Trong tương lai, với kế hoạch tắt dần các thiết bị đo hạt tích điện năng lượng thấp của Voyager và thiết bị thí nghiệm tia vũ trụ của Voyager 2, các nhà khoa học kì vọng rằng nó có thể hoạt động đến thập kỷ tiếp theo và tiếp tục truyền dữ liệu khoa học quý giá đến năm 2036. Tuy nhiên, những sự cố bất ngờ nếu xảy ra hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian này.


Tin xem thêm

AI với Nhà sử học và triết gia người Israel, Yuval Noah Harari

Chuyên mục Ngày
03/04/2025 08:17

AI với Nhà sử học và triết gia người Israel, Yuval Noah Harari

Các trường top khối kinh tế ở phía Bắc tăng học phí: Cao nhất bao nhiêu?

Chuyên mục UH Plus
03/04/2025 08:14

Năm học 2025-2026, nhiều trường đại học khu vực phía Bắc thông báo tăng học phí với mức thu cao nhất gần 200 triệu đồng/năm.

Vì sao nhiều tuyến phố đi bộ hoạt động cầm chừng?

Chuyên mục UH Plus
03/04/2025 08:12

Sau sự ra mắt thành công của phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã mở thêm nhiều tuyến phố đi bộ nhằm tạo ra không gian văn hóa sáng tạo và dẫn đầu cả nước về số lượng....

Suy nghĩ cá nhân: Vì sao AI của Elon Musk khôn hơn các AI khác?

Chuyên mục Ngày
02/04/2025 13:22

Vì sao AI của Elon Musk khôn hơn các AI khác?

Reuters: Starlink sẽ xây trạm mặt đất ở Đà Nẵng cho internet vệ tinh

Chuyên mục Ngày
02/04/2025 13:18

Reuters: Starlink sẽ xây trạm mặt đất ở Đà Nẵng cho internet vệ tinh

Hôm nay 2/4 là Ngày thế giới nhận thức về chứng Tự Kỷ

Chuyên mục Ngày
02/04/2025 13:15

Hôm nay 2/4 là Ngày thế giới nhận thức về chứng Tự Kỷ

TPHCM khả năng có mưa lớn vào chiều nay

Chuyên mục UH Plus
02/04/2025 13:13

Trong chiều và tối nay (2/4), nhiều nơi tại TPHCM khả năng có mưa với xác suất khoảng 60%. Đợt mưa trái mùa tại TPHCM sẽ kéo dài thêm 1-2 ngày nữa, sau đó mưa giảm dần.

Dự kiến khởi công 9 tuyến đường sắt trước năm 2030

Chuyên mục UH Plus
02/04/2025 13:13

Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, từ nay đến 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia gồm đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - ...

Anh em đã từng có những ấn tượng nào với Microsoft, cả tốt lẫn xấu

Chuyên mục Ngày
01/04/2025 08:56

Anh em đã từng có những ấn tượng nào với Microsoft, cả tốt lẫn xấu