Top 10 kênh đào quan trọng nhất thế giới

13/02/2025 21:17
Top 10 kênh đào quan trọng nhất thế giới

Hàng trăm năm trước sự thiếu hụt kênh đào đã cản trở đáng kể các tuyến giao thương đường thủy và làm chậm sự phát triển kinh tế của các nước. Vì vậy khi các kênh đào như SuezPanama được xây dựng, chúng lập tức thay đổi bộ mặt kinh tế của thế giới, giúp các tuyến đường ngắn hơn nhiều và giảm cả thời gian lẫn chi phí vận chuyển.


Đại Vận Hà


Đại Vận Hà là một trong những kênh đào cổ và dài nhất thế giới, với chiều dài gần 1.800 km và chạy từ Bắc Kinh đến Hàng Châu. Dù được mở rộng và khánh thành năm 611 dưới thời nhà Tùy, nhưng nó đã được đào một số đoạn nhỏ từ thời Xuân Thu. Vào thời cổ đây là tuyến đường chở ngũ cốc từ phía nam lên vùng Hoa Bắc.


Ngoài tuyến chính nó còn có các kênh phụ để nối tới tận Lạc Dương ở Hà Nam, với tổng chiều dài lúc đó lên tới 2.500 km. Nhưng từ thời Nguyên, do vai trò của vùng Hà Nam giảm mạnh nên con kênh đã bị đổi hướng vào cuối thế kỷ 13, khiến chiều dài chỉ còn 1.794 km. Kênh được tái thiết trong thế kỷ 20 và đoạn phía nam từ Tế Ninh tới Hàng Châu có thể cho tàu lớn đi qua.


Kênh Suez


Được khánh thành cuối năm 1869, kênh Suez dài 193,3 km là một tuyến đường thủy nhân tạo quan trọng hàng đầu của Ai Cập. Nó nối liền 2 thành phố cảng Port Said ở phía bắc và Suez ở phía nam, nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez và từ đó thông ra Biển Đỏ.


Kênh Suez có độ sâu khoảng 20 mét và chiều rộng dao động từ 210-280 mét. Nó không hẳn là một con kênh liên tục mà một số khúc cua, với nhiều tiểu đảo ở giữa kênh. Kênh được chia thành 2 phần nam-bắc, với 2 hồ án ngữ ở giữa gọi là hồ Bitter lớn và nhỏ. Đoạn phía bắc từ Port Said tới hồ Bitter lớn dài khoảng 143 km và phần phía nam dài 50,3 km.


Hồ Bitter có vai trò mở rộng bề rộng kênh để cho tàu bè đi ngang qua nhau hoặc quay đầu. Ở đoạn kênh phía bắc có những tiểu đảo giúp phân luồng giao thông. Do hai vùng biển xung quanh có mực nước ngang nhau, nên Suez không có âu tàu (khóa nước) và tàu có thể đi qua kênh khá nhanh mà không cần dừng để chờ các âu tàu này đổ hoặc xả nước.


Ý tưởng về một con kênh nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ đã có từ xưa, nhưng mãi đến thế kỷ 19 thì người Anh mới bắt đầu đào nó. Việc xây dựng bắt đầu năm 1859 và chủ yếu là đào đất đá, nạo vét bằng chân tay. Sau khi đào xong thì các thị trấn ven kênh như Port Said, Ismailia và Suez ngày càng thịnh vượng để biến thành các trung tâm kinh tế quan trọng của Ai Cập.


Nó luôn luôn được mở cửa để tàu bè đi qua và khoảng 12% lượng hàng hóa của thế giới đi qua con kênh này.


Kênh Panama


Kênh đào nằm vắt qua eo đất Panama và nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, có chiều dài 82 km. Được Mỹ xây dựng từ năm 1881 và khánh thành vào năm 1914, nó giúp các tàu tránh phải đi vòng qua Nam Mỹ - một cung đường nguy hiểm.


Vì kết nối hai đại dương với độ cao khác nhau nên kênh Panama có tới 12 âu tàu, mà một vài trong số đó khá phức tạp để quản lý sự thay đổi độ cao dọc theo kênh. Ở giữa kênh có một hồ nước ngọt lớn tên là Gatun, cao 26 so với mực nước biển và rộng tới 470 km². Ở mỗi đầu các âu tàu sẽ nâng tàu lên hồ Gatun rồi hạ tàu xuống ở đầu kia.


Kênh Panama vận chuyển lượng hàng hóa trị giá khoảng 270 tỷ USD mỗi năm.


Kênh Corinth


Kênh đào Corinth kết nối Vịnh Corinth và Biển Aegean, đi qua eo đất hẹp phân chia lục địa Hy Lạp với bán đảo Peloponnese. Con kênh dài 6,4 km và giúp tàu bè tránh phải đi vòng qua bán đảo Peloponnese. Kênh được xây dựng năm 1881 và hoàn thành năm 1893, song một số chỗ đã được đào từ năm 67 SCN.


Kênh Corinth chỉ cho tàu có bề rộng tối đa 24,5 mét đi qua, nên tầm quan trọng về kinh tế của nó đã giảm bởi không thể chứa nỗi các tàu lớn. Hai bên bờ là những bức tường đá vôi dựng đứng rất kém ổn định, nó từng bị đóng cửa hồi năm 2021 sau khi bị lở đất và mở cửa lại năm 2023.


Kênh Volga-Don


Kênh này kết nối sông Volga và sông Don tại các điểm gần nhất của chúng, cung cấp tuyến đường thủy ngắn nhất giữa Biển Caspi và Biển Azov, để từ đó thông ra Biển Đen và Địa Trung Hải.


Peter Đại đế từng muốn làm một con kênh ở vị trí đó nhưng đến năm 1948 thì việc xây dựng mới bắt đầu. Nó hoàn thành vào năm 1952 với tổng chiều dài 101 km, trong đó có 45 km là tận dụng các sông và hồ để làm thành tuyến kênh. Kênh này hiện chỉ có sức chứa đủ cho các tàu nhỏ với gỗ và than là mặt hàng chính.


Kênh Baltic-Bạch Hải


Kênh đào này nối Bạch Hải ở Bắc Băng Dương với Hồ Onega ở tây bắc nước Nga. Nhưng để từ hồ đó ra tới Biển Baltic thì cần đi theo sông Svir tới hồ Ladoga, sau đó đi theo đường sông Neva để tới Saint Peterburgh và ra Biển Baltic.


Đoạn kênh gốc dài 227 km, song nếu tính luôn đoạn sông Svir, hồ Ladoga và Neva thì dài tới 370 km. Kênh được đào vào năm 1931 và hoàn thành sau 2 năm. Đoạn nối hồ Onega với Bạch Hải có tới 19 âu tàu và đạt độ cao tối đa 102 mét. Kênh này cung ứng một tuyến đường vận chuyển gỗ giữa các khu vực xa xôi ở miền bắc Nga và không phù hợp với những tàu hàng lớn.


Kênh Rhine-Main-Danube


Châu Âu có 2 con sông lớn nối hai đầu đông-tây là sông Rhein và sông Danube. Ở thượng nguồn chúng rất gần nhau nhưng lại không nối với nhau, nên giải pháp là đào một con kênh nối sông Danube với sông Main - một phụ lưu lớn của sông Rhine. Một kênh như vậy đã hoàn thành năm 1992 với chiều dài 171 km và hoàn toàn nằm trong bang Bavaria của Đức.


Nó nối từ thành phố Bamberg bên sông Main đến thành phố Kelheim trên sông Danube, giúp tàu bè di chuyển xuyên suốt giữa Biển Bắc với Biển Đen thay vì đi vòng qua Địa Trung Hải. Do đi qua một khu vực nhiều đồi núi và độ cao của 2 con sông cũng khác nhau, nên kênh có 16 âu tàu với chiều cao biến đổi từ 241-406 mét so với mực nước biển.


Kênh Danube-Biển Đen


Sông Danube vốn đổ ra biển Đen, nhưng lại có một khúc uốn lớn ngoặc lên phía bắc rồi mới đổ ra biển làm các tàu phải đi xa một đoạn để tiếp cận Biển đen. Vì vậy để có 1 tuyến đường ngắn hơn, Rumani đã đào 1 con kênh ở phía nam cửa sông Danube để giúp tàu đi thẳng từ sông ra Biển Đen và ngược lại thay vì phải đi vòng qua châu thổ sông Danube.


Nhánh chính của kênh dài 64,4 km được xây dựng từ năm 1976-1984, còn nhánh tẻ phía bắc dài 31,2 km được xây dựng từ năm 1983-1987. Khi phối hợp với kênh Rhine-Main-Danube ở Đức và kênh Volga-Don ở Nga, nó làm thành một tuyến đường thủy xuyên suốt đi từ Đại Tây dương, qua Biển Bắc, Biển Đen và hướng thẳng tới Biển Caspi.


Kênh Kiel


Đan Mạch là một bán đảo lớn án ngữ con đường giữa Biển Bắc và biển Baltic, vì vậy kênh Kiel nối 2 biển này đã được đào. Nó nằm trong bang Schleswig-Holstein của Đức và khánh thành vào năm 1895. Kênh dài 98 km giúp các tàu tránh phải vòng qua Đan Mạch, giảm được tới 463 km đường đi.


Các tàu từ Biển Bắc sẽ đi vào kênh tại Brunsbüttel và kết thúc hành trình tại Kiel để vào biển Baltic. Việc đào kênh bắt đầu vào năm 1887 và 8 năm để hoàn thành, với công sức của hơn 9.000 người.


Kênh Houston


Kênh Houston dài 80 km là một tuyến đường thủy quan trọng ở Mỹ, nó nối Cảng Houston với Biển Caribe và cho phép các tàu lớn tiếp cận bến cảng. Thực ra chỉ có đoạn nối từ nội đô Houston ra tới vịnh Trinity gọi là sông Buffalo Bayou mới giống như con kênh, còn từ đó trở ra là vịnh biển tự nhiên. Dù vậy mới đầu nó khá cạn và cần phải được nạo vét ở sông Buffalo Bayou và Vịnh Galveston để tàu bè dễ đi hơn.


Kênh được nạo trầm tích vào năm 1912 và mở cửa năm 1914. Ngoài ra, nhiều cơ sở hạ tầng như cầu, âu tàu đã được xây dựng để định hình tuyến đường và hỗ trợ hoạt động vận tải. Cảng Houston là một trong những cảng tấp nập nhất ở Mỹ, với dầu thô và ngũ cốc là các mặt hàng chính. Hàng năm có hơn 8.400 tàu lớn và 232.000 tàu nhỏ kể cả xà lan, chở theo hơn 240 triệu tấn hàng đi qua kênh.


Tin xem thêm

WNP-3 từ giấc mơ nguyên tử dang dở trở thành NWAA Labs với thí nghiệm âm học hàng đầu thế giới

Chuyên mục UH Plus
11/04/2025 11:31

WNP-3 từ giấc mơ nguyên tử dang dở trở thành NWAA Labs với thí nghiệm âm học hàng đầu thế giới

Hơn 106 triệu đồng một lượng vàng miếng SJC

Chuyên mục UH Plus
11/04/2025 11:27

Diễn biến tăng kỷ lục của giá vàng thế giới là nguyên nhân chính kéo giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước lên vùng đỉnh lịch sử mới, vượt 106 triệu đồng/lượng...

Hà Nội đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng hầm chui Hoàng Quốc Việt-Phạm Văn Đồng

Chuyên mục UH Plus
11/04/2025 11:26

Dự án xây dựng hầm chui đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đường Phạm Văn Đồng, kết nối với phố Trần Vỹ có tổng chiều dài khoảng 600m. Dự án thuộc nhóm B, công trình giao thôn...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính

Chuyên mục UH Plus
11/04/2025 11:25

Tại phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính vào ngày 14/4.

Anh em đã có thể đặt hàng MacBook Air M4, giá từ 27 triệu đồng, có máy giao ngay sau 1-3 ngày

Chuyên mục UH Plus
11/04/2025 00:04

Đã có thể đặt hàng MacBook Air M4, giá từ 27 triệu đồng, có máy giao ngay sau 1-3 ngày

Chuyện thật như đùa: Mang video làm bằng AI đến tòa án để tự bào chữa

Chuyên mục UH Plus
10/04/2025 23:59

Chuyện thật như đùa: Mang video làm bằng AI đến tòa án để tự bào chữa

Vì sao sứ mệnh thăm dò khoáng sản đầu tiên trên tiểu hành tinh thất bại?

Chuyên mục UH Plus
10/04/2025 23:58

Vì sao sứ mệnh thăm dò khoáng sản đầu tiên trên tiểu hành tinh thất bại?

Apple tiếp tục bị kiện vì trì hoãn tính năng Siri cá nhân hóa

Chuyên mục UH Plus
10/04/2025 23:57

Apple tiếp tục bị kiện vì trì hoãn tính năng Siri cá nhân hóa

Góc trải nghiệm cá nhân: Đo Điểm Hiệu Năng: Redmi Note 14 5G

Chuyên mục UH Plus
09/04/2025 12:00

Đo Điểm Hiệu Năng: Redmi Note 14 5G