Trung Quốc tiếp tục thắt chặt nguồn đất hiếm, công nghệ lẫn cả kỹ sư công nghệ

18/02/2025 11:05
Trung Quốc tiếp tục thắt chặt nguồn đất hiếm, công nghệ lẫn cả kỹ sư công nghệ

Giữa lúc chiến tranh thương mại đang có những động thái leo thang dữ dội, chính quyền Bắc Kinh cũng đang có những động thái trả đũa, nhằm mục đích giới hạn những công nghệ và kiến thức công nghệ do Trung Quốc phát triển cũng như kinh doanh không lọt vào tay Mỹ và các nước đồng minh phương Tây.


Những tháng qua, các cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc đã liên tục giới hạn khả năng rời khỏi đất nước của các kỹ sư và trang thiết bị phục vụ sản xuất trong nhiều ngành công nghệ. Cùng lúc, quy định xuất khẩu những mặt hàng nguyên vật liệu thô, bao gồm đất hiếm, càng lúc càng bị thắt chặt. Ngay cả chính bản thân những công nghệ hiện đại nhất để tinh luyện những loại khoáng sản quan trọng của ngành công nghệ toàn cầu cũng bị kiểm soát. Đó là những gì các thông báo chính thức của các bộ thuộc chính phủ Trung Quốc, lẫn các chuyên gia trong ngành cho biết.


Còn trong khi đó, ở Mỹ và châu Âu, những hàng rào thuế quan áp đặt lên những sản phẩm như ô tô điện đang đe dọa khả năng phát triển của các doanh nghiệp đang đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Nhiều hãng xe nước ngoài cũng phải cân nhắc việc đem dây chuyền lắp ráp xe sang các quốc gia khác không bị áp thuế.


Với những quy định kiểm soát mới từ chính phủ Trung Quốc, một trong số những tập đoàn bị ảnh hưởng nặng nề nhất không ai khác chính là Foxconn, đối tác lớn nhất trong chuỗi cung ứng thiết bị công nghệ của Apple. Chính họ cũng đang dẫn đầu xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang Ấn Độ, để tránh thuế suất mà đối tác của họ phải chịu khi nhập khẩu các thiết bị từ các dây chuyền sản xuất .


Tuy nhiên, những nguồn tin giấu tên nhưng thạo tin nói rằng, Trung Quốc đang gây khó khăn cho Foxconn, khi không cho phép nhà sản xuất lắp ráp thiết bị công nghệ theo hợp đồng có trụ sở tại đảo Đài Loan này đưa một số trang thiết bị cũng như kỹ sư và chuyên gia Trung Quốc, hiện đang làm việc tại các nhà máy đặt tại Trung Quốc sang Ấn Độ để phục vụ huấn luyện và đào tạo nhân sự mới.


Trong khi đó, một giám đốc tại một công ty gia công thiết bị điện tử khác cũng có trụ sở tại Đài Loan cho biết, họ cũng gặp khó khăn khi xin giấy phép tái xuất thiết bị sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ, trong khi những dây chuyền thiết bị từ các dây chuyền trong các nhà máy tại các quốc gia Đông Nam Á vẫn được tái xuất bình thường.


Về phần chính quyền Ấn Độ, một quan chức chính phủ nước này đã cáo buộc Trung Quốc trì hoãn xét duyệt hải quan để làm chậm tốc độ chuyển linh kiện và trang thiết bị sản xuất sang Ấn Độ: “Những cái tên trong ngành cung cấp thiết bị điện tử được thông báo rằng họ không được xây dựng dây chuyền và nhà máy lắp ráp, sản xuất tại Ấn Độ.”


Các nhà phân tích cho rằng, những sách lược giới hạn khả năng chuyển dịch dây chuyền sản xuất, rồi kế đến là đa dạng hóa chuỗi cung ứng của chính quyền Bắc Kinh nói chung chẳng khác gì những chiêu bài mà Mỹ hay các quốc gia phương Tây đang áp dụng đối với họ, thứ mà các quan chức cấp cao luôn luôn khẳng định một cách công khai là không công bằng.


Những quy chế kiểm soát không chính thức ấy có vẻ như đang được áp dụng để Trung Quốc cạnh tranh với Ấn Độ, đối thủ trực tiếp trên bàn cờ địa chính trị khu vực châu Á. Vài tập đoàn Trung Quốc cho biết, những dự án chuyển dây chuyền sản xuất và xây dựng nhà máy tại các quốc gia Đông Nam Á hay Trung Đông hoàn toàn không gặp khó khăn gì.


Nhưng cùng lúc, Trung Quốc cũng đang liên tục có những quyết định và quy định giới hạn và kiểm soát xuất khẩu những công nghệ lõi mà cả thế giới đang phụ thuộc. Một nhà đầu tư của một công ty đang gặp khó khăn trong việc đưa các kỹ sư ra nước ngoài đào tạo cho biết: “Chuỗi cung ứng mạnh và đội ngũ lao động lành nghề vẫn cứ là lợi thế rất lớn mà Trung Quốc đang nắm trong tay ở thời điểm hiện tại. Dễ hiểu khi họ không muốn để vuột mất những lợi thế ấy vào tay các quốc gia khác.”


Tháng trước, bộ thương mại Trung Quốc đề xuất giới hạn xuất khẩu những công nghệ liên quan tới dây chuyền khai thác quặng lithium, cho tới quy trình sản xuất những nguyên vật liệu quan trọng trong quá trình sản xuất pin. Hiện giờ Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về hai công nghệ kể trên.


Antonia Hmaidi, nhà phân tích cấp cao tại viện nghiên cứu Mercator về vấn đề Trung Quốc: “Họ đang xây dựng cả một thư viện quy định kiểm soát xuất khẩu, và đang rất rõ ràng trong những thứ họ quyết định sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn. Về cơ bản những gì Trung Quốc đang làm là bảo vệ vị thế trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.”


Cô Hmaidi cho rằng, Bắc Kinh thường nhắm vào những mảng ở đầu chuỗi cung ứng, nơi các tập đoàn của nước này kiểm soát cả nguồn cung nguyên vật liệu lẫn công nghệ để tạo ra chúng, còn những snar phẩm đầu cuối thì thường không bị kiểm soát.


Cory Combs tại đơn vị tư vấn Trivium China cho rằng, những can thiệp từ chính quyền Bắc Kinh đưa ra trong chuỗi cung ứng pin phục vụ thiết bị công nghệ và ô tô điện là “một dạng kiểm soát xuất khẩu hoàn toàn mới.” Nếu được áp dụng, những quy định như vậy hoàn toàn có thể ngăn cản những tập đoàn sản xuất pin lớn nhất Trung Quốc xây dựng dây chuyền tại các nước châu Âu, hay đem toàn bộ chuỗi cung ứng của họ ra nước ngoài.


Những tập đoàn như CATL chẳng hạn, nếu như họ có những dây chuyền sản xuất pin ô tô điện cao cấp nhất đặt ở nước ngoài, thì thay vì được phép đặt hàng những điện cực lithium iron phosphate (LFP) tối tân đối với sản phẩm tiêu dùng hiện giờ ngay tại địa phương, họ sẽ phải đặt hàng chúng từ các nhà cung cấp ở Đại Lục.


Bản thân thứ sản phẩm điện cực LFP này cũng là thứ mô tả hoàn hảo nhất thực trạng Trung Quốc đã vượt mặt Hàn Quốc và Nhật Bản, vốn là những quốc gia từng dẫn đầu ngành sản xuất pin toàn cầu. Theo Benchmark Mineral Intelligence, năm 2024, các tập đoàn Trung Quốc chiếm 99% sản lượng nguyên liệu để sản xuất điện cực LFP. Và để bắt kịp về mặt công nghệ, các tập đoàn Hàn Quốc cũng đã phải hợp tác và đặt mua những sản phẩm này của Trung Quốc.


Nhưng nếu quy định kiểm soát xuất khẩu cả nguyên liệu lẫn công nghệ sản xuất pin của Trung Quốc có hiệu lực, những thỏa thuận hợp tác hay những hợp đồng đặt mua như trên đây hoàn toàn có thể đổ bể. Một người phát ngôn của một nhà sản xuất pin hàng đầu Hàn Quốc cho biết họ đã đề đạt những lo ngại của họ với bộ thương mại Trung Quốc: “Chúng tôi không thể bỏ qua những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới những thỏa thuận hợp tác của chúng tôi với các công ty Trung Quốc nếu quy định không phản ánh đúng những lo ngại.”


Sam Adham, giám đốc mảng nghiên cứu thị trường pin của đơn vị nghiên cứu CRU Group cho biết: “Người Hàn Quốc giờ cần công nghệ cao của người Trung Quốc, nhưng với những quy định xuất khẩu mới, có thể họ sẽ chỉ được tiếp cận những công nghệ cũ.”


Quy định giới hạn xuất khẩu công nghệ khai thác lithium đang được dề xuất chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới những dự án của CATL đang xây dựng ở Mỹ và khu vực Nam Mỹ. Một nguồn tin cho biết, CATL sẽ cần đăng ký giấy phép đặc biệt để sử dụng công nghệ mà chính họ đã tạo ra để áp dụng cho dự án trị giá 1.4 tỷ USD khai thác lithium tại mỏ muối Bolivia.


Anna Ashton, nhà sáng lập đơn vị tư vấn Ashton Analytics cho biết các tập đoàn Trung Quốc chính là những đơn vị đã đi đầu trong việc nghiên cứu những công nghệ khai thác và tinh luyện lithium sâu dưới lòng đất, giúp nhiều dự án khai khoáng trở nên khả thi: “Mỉa mai là ở chỗ, hợp tác và đặt hàng những công ty Trung Quốc giờ lại đang là giải pháp hiệu quả nhất để các mỏ khoáng sản trên toàn thế giới khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên của họ.”


Như đã nói, đối với những nguyên liệu và khoáng sản mang giá trị chiến lược, Bắc Kinh đang dần dần mở rộng những quy định, vừa để thêm những quy định xuất khẩu những nguyên tố quan trọng như đất hiếm, tungsten và tellurium, cùng lúc giới hạn những công nghệ khai thác và tinh luyện những nguồn nguyên liệu thô này.


Tháng 12/2023, Trung Quốc mở rộng quy định kiểm soát rộng hơn, áp dụng đối với cả công nghệ và quy trình biến đất hiếm tinh luyện trở thành nam châm vĩnh cửu dùng trong ô tô điện, tua bin điện gió hay thiết bị công nghệ. Một nhân viên của một tập đoàn Mỹ đang xây dựng chuỗi cung ứng thay thế, giảm phụ thuộc Trung Quốc nói: “Trung Quốc hiện tại đang sản xuất khoảng 95% sản lượng nam châm vĩnh cửu của toàn thế giới. Hệ quả của những quy định kiểm soát xuất khẩu ấy là sự đa dạng hóa công nghiệp trong vài chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng.”


Tin xem thêm

Đx rõ: Microsoft kêu gọi người dùng bỏ Office truyền thống, chuyển sang M365 và ẩn ý đằng sau

Chuyên mục UH Plus
04/04/2025 16:21

Microsoft kêu gọi người dùng bỏ Office truyền thống, chuyển sang M365 và ẩn ý đằng sau

Phát hiện một quần thể người mới từng sinh sống tại sa mạc Sahara

Chuyên mục UH Plus
04/04/2025 16:18

Phát hiện một quần thể người mới từng sinh sống tại sa mạc Sahara

Giá vàng chiều nay (4-4): Vàng nhẫn giảm mạnh

Chuyên mục UH Plus
04/04/2025 16:15

Giá vàng chiều nay (4-4): Giá vàng nhẫn trong nước hôm nay giảm mạnh, giảm 1,2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 900.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Hiện giá vàng n...

Thu ngân sách hơn 721.000 tỉ đồng trong quí 1

Chuyên mục UH Plus
04/04/2025 16:14

Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước quí 1-2025 ước đạt 721.300 tỉ đồng, bằng 36,7% dự toán, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày

Chuyên mục UH Plus
04/04/2025 16:13

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đích đến cuối cùng là phát triển năng lực học sinh, do đó buộc...

Thực tế luôn: Thị phần xe: Nhật, Hàn tham lam ăn hết bánh, Mỹ ngáo ngơ chẳng được gì

Chuyên mục UH Plus
03/04/2025 08:26

Thị phần xe các nước: Nhật, Hàn tham lam ăn hết bánh, Mỹ ngáo ngơ chẳng được gì

OpenAI gọi vốn thêm được $40 tỷ, ChatGPT được định giá $300 tỷ

Chuyên mục UH Plus
03/04/2025 08:21

OpenAI gọi vốn thêm được $40 tỷ, ChatGPT được định giá $300 tỷ

Barcelona gặp Real Madrid ở chung kết Copa del Rey sau 11 năm

Chuyên mục UH Plus
03/04/2025 08:15

Rạng sáng 3/4, Yamal giúp Barca đánh bại Atletico Madrid 1-0 ở bán kết lượt về Copa del Rey, sau trận hòa 4-4 ở lượt đi.

Các trường top khối kinh tế ở phía Bắc tăng học phí: Cao nhất bao nhiêu?

Chuyên mục UH Plus
03/04/2025 08:14

Năm học 2025-2026, nhiều trường đại học khu vực phía Bắc thông báo tăng học phí với mức thu cao nhất gần 200 triệu đồng/năm.