Vì sao sứ mệnh thăm dò khoáng sản đầu tiên trên tiểu hành tinh thất bại?

10/04/2025 23:58
Vì sao sứ mệnh thăm dò khoáng sản đầu tiên trên tiểu hành tinh thất bại?

Hồi tháng 2, tên lửa Falcon 9 đã phóng đi một vệ tinh nhỏ nhưng mang ý nghĩa trọng đại: sứ mệnh đầu tiên của tư nhân đi thăm dò khoáng sản trên thiên thạch. Vệ tinh này mang tên Odin và được chế tạo bởi AstroForge, startup hàng không vũ trụ đóng tại California.


Chỉ mới thành lập năm 2022, AstroForge chuyên phát triển các công nghệ khai thác và tinh chế kim loại trên tiểu hành tinh, đặc biệt là các tiểu hành tinh giàu kim loại ở gần Trái đất. Bằng cách đó, họ muốn giảm sự ô nhiễm của việc khai khoáng trên Trái đất và kiếm lợi nhuận từ việc bán kim loại.


Odin lớn bằng một cái máy giặt, nặng 105 kg và có 2 mảng pin năng lượng mặt trời có thể mở ra. Nó hoạt động trên quỹ đạo nhật tâm, được trang bị hệ thống camera và cảm biến để chụp ảnh độ phân giải cao về bề mặt thiên thạch.


Sau khi được triển khai, nó đã hướng đến 2022 OB₅ - một thiên thạch có đường kính chừng 100,6 mét mà họ tin là rất giàu kim loại. Odin sẽ bay cách OB₅ 800 mét trong vòng 5 tiếng, chụp hình bề mặt của nó để tìm kiếm các manh mối về địa chất như vết nứt và miệng hố, từ đó đánh giá hàm lượng kim loại trên đó. Theo AstroForge, Odin sẽ mở đường để họ khai thác 1 tấn kim loại trên OB₅ vào năm 2030.


AstroForge tin rằng dựa trên lực hấp dẫn của 2022 OB₅ với Odin, con tàu có thể đánh giá được mật độ của nó. Rồi khi kết hợp với các hình chụp sẽ xác định được thành phần của thiên thạch. Nhưng AstroForge không bao giờ có cơ hội kiểm chứng lý thuyết đó, bởi chỉ 2 ngày sau khi phóng đi con tàu đã mất hút.


Khi Odin được phóng đi ngày 26/2, AstroForge hiểu rằng họ cần lập được liên lạc khi nó vẫn đang ở gần Trái đất, để từ đó có thể chỉ huy và giám sát mọi hoạt động của tàu hơn 300 ngày tiếp theo. 45 phút sau khi phóng, Odin được tên lửa Falcon 9 triển khai suôn sẻ rồi hướng vào không gian.


Nhưng các vấn đề đã phát sinh rất nhanh, khi trạm chỉ huy chính là chảo ăng-ten Capricorn ở Úc đã không thể liên lạc với Odin. Hơn 8 tiếng sau, một nhân viên vận hành vô tuyến người Đức đã phát hiện ra tín hiệu của Odin trong 13 giây và vẫn phải mất nhiều tiếng nữa để xác định đó đúng là của tàu.


Đến giờ thứ 16 thì Odin cách Trái đất hơn 99.780 km, đó là lúc trung tâm chỉ huy tại Bangalore (Ấn Độ) thiết lập liên lạc nhưng trạm này không thấy con tàu ở đâu cả. Trong 20 tiếng tiếp theo, AstroForge có dùng các trạm ở Kentucky, Ấn Độ và Nam Phi để cố tìm con tàu nhưng không có kết quả. Đến giờ thứ 36, khi Odin đã bay được 300 ngàn cây số thì khoảng cách lớn đã khiến chuyện liên lạc với nó là vô vọng. Sau 2 ngày, họ có xài kính thiên văn để tìm Odin nhưng vẫn không thấy đâu.


Odin trong khoang tải trọng của Falcon 9 (dưới cùng bên phải).


Công ty đưa ra 2 giả thuyết cho việc mất liên lạc. Đầu tiên là các tấm pin Mặt trời đã không triển khai đúng cách làm nó bị thiếu năng lượng, nên Odin phải chuyển qua ưu tiên các hệ thống thiết yếu hơn là liên lạc. Giả thuyết kia thì cho rằng nó đã bị rung lắc khi tách khỏi Falcon 9, khiến ăng-ten lâu lâu mới hướng về Trái đất, dẫn tới tín hiệu liên lạc bị ngắn và rời rạc.


Công ty này có phương châm học hỏi bằng cách làm thử mọi thứ, nên dù thất bại thì họ vẫn luôn kiên định. AstroForge nói Odin đã đem lại nhiều bài học hơn bao giờ hết và họ sẽ đúc kết những kinh nghiệm này cho tàu Vestri, dự kiến phóng vào tháng 10. Vestri cũng nhắm đến OB₅ nhưng sẽ cố gắng trở thành tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên đáp xuống một tiểu hành tinh.


Tin xem thêm

ASRA: Liên minh có Toyota, Honda và Nissan, phát triển chung chip xe hơi, cạnh tranh với xe điện TQ

Chuyên mục UH Plus
18/04/2025 08:28

ASRA: Liên minh có Toyota, Honda và Nissan, phát triển chung chip xe hơi, cạnh tranh với xe điện TQ

Giá vàng hôm nay 18/4/2025 đột ngột 'đổ đèo', nhà đầu tư chốt lời

Chuyên mục UH Plus
18/04/2025 08:26

Giá vàng hôm nay 18/4/2025 quay đầu giảm nhanh sau khi tăng mạnh lên mức kỷ lục mới. Giá vàng SJC trong nước cũng lập đỉnh mới 118 triệu đồng/lượng, tăng gần 10 triệu đồn...

Miền Trung bước vào chuỗi ngày ‘nóng như đổ lửa’

Chuyên mục UH Plus
18/04/2025 08:25

Hôm nay (18/4), nắng nóng sẽ mở rộng ra toàn bộ khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên với nhiệt độ cao nhất 35-37 độ, có nơi trên 38 độ. Từ ngày mai, nắng nóng khu vực này chu...

Xác định 2 đội bóng vào chung kết U17 châu Á 2025

Chuyên mục UH Plus
18/04/2025 08:24

Hai tấm vé vào chung kết U17 châu Á 2025 đã thuộc về U17 Uzbekistan và U17 Saudi Arabia sau loạt trận bán kết đầy cảm xúc.

Chi tiết chuỗi hoạt động 'Sắc màu Thành phố Bác' trên bầu trời đêm TP.HCM dịp 30-4

Chuyên mục UH Plus
18/04/2025 08:22

Nhiều hoạt động với chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” sẽ diễn ra nhân dịp 30-4, như: Bắn pháo hoa, trình chiếu 3D Mapping, trình diễn drone, đêm hoa đăng trên sông Sài Gòn, ...

Post tiếp theo: Tiếp câu chuyện Nhật Bản: Năm ngoái dân số nước này giảm kỷ lục 550 nghìn người

Chuyên mục UH Plus
17/04/2025 13:37

Tiếp câu chuyện Nhật Bản: Năm ngoái dân số nước này giảm kỷ lục 550 nghìn người

Biệt đội Sấm Sét - Thunderbolts của MCU ra rạp từ ngày 30/4

Chuyên mục UH Plus
17/04/2025 13:34

Biệt đội Sấm Sét - Thunderbolts của MCU ra rạp từ ngày 30/4

Trung Quốc chặn Boeing, thế "ngư ông đắc lợi" cho Airbus và máy bay nhà làm COMAC?

Chuyên mục UH Plus
17/04/2025 13:33

Trung Quốc chặn Boeing, thế "ngư ông đắc lợi" cho Airbus và máy bay nhà làm COMAC?

Google ngưng hỗ trợ Android 12 và Android 12L

Chuyên mục UH Plus
17/04/2025 13:32

Google ngưng hỗ trợ Android 12 và Android 12L